Cà phê tiếp tục giảm giá
Cà phê, hồ tiêu, cao su cùng giảm giá
Phiên giao dịch ngày 9/5, giá cà phê trong nước và thế giới vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc khi tiếp tục giảm. Cao su và hồ tiêu cũng có xu hướng tương tự.
Cà phê giảm 100 đồng
Phiên giao dịch hôm nay, thị trường cà phê trong nước tiếp tục giảm giá, dao động mức 29.000-29.800 đồng/kg.
Cụ thể, trên bảng giá trên trang web của Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, giá cà phê tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) chỉ còn 29.000 đồng/kg sau khi giảm 100 đồng. Giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà giảm về mức 29.100 đồng/kg.
Cà phê ở các huyện Cư M’gar, Ea H’leo (Đắk Lắk) cũng giảm 100 đồng về mức 29.800 đồng/kg. Khu vực tỉnh Gia Lai cà phê giảm 1.00 đồng về mức 29.400 đồng/kg. Tại tỉnh Kon Tum và Đắk Nông, cà phê về mức 29.500 đồng/kg, sau khi giảm 100 đồng.
Cà phê thế giới chung xu hướng giảm giá
Cà phê thế giới cũng tiếp tục giảm giá. Cụ thể, giá cà phê robusta giao tháng 7/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) đang ở mức 1.290 USD/tấn, giảm 5 USD. Đây tiếp tục là mức thấp nhất của cà phê từ đầu năm đến nay.
Giá cao su thế giới giảm
Phiên giao dịch ngày 9/5, giá cao su thế giới bất ngờ giảm. Cụ thể, cao su trên sàn Tocom (Tokyo – Nhật Bản) giao tháng 5/2019 lúc 14g ngày 9/5 (giờ Việt Nam) đang có giá 190,3 yen/kg (tương đương 1.700 USD/tấn) bằng với phiên giao dịch trước.
Cao su các sàn thế giới bất ngờ giảm giá
Cao su trực tuyến tại Thượng Hải giao tháng 5/2019 đang có giá 11.525 nhân dân tệ/tấn (tương đương 1.702,36 USD/tấn) giảm 50 nhân dân tệ so với phiên trước là 11.575 nhân dân tệ/tấn (tương đương 1.709,75 USD/tấn).
Hồ tiêu thế giới giảm giá
Ngày 9/5, mặt hàng nông sản hồ tiêu trong nước vẫn tiếp tục đi ngang. Cụ thể, giá mặt hàng này vẫn dừng ở mức trung bình từ 44.500 – 45.000 đồng. Từ đầu năm 2019 đến nay, mặt hàng nông sản này vẫn ảm đạm, chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Hồ tiêu thế giới giảm giá nhẹ trong phiên hôm nay
Trong khi đó, hồ tiêu thế giới bất ngờ giảm giá. Cụ thể, hồ tiêu giao ngay trên sàn Kochi (Ấn Độ) lúc 14g ngày 9/5 (theo giờ Việt Nam) đang ở mức 37.500 USD/tấn, giảm 50 USD so với phiên giao dịch trước.
Theo Tgtt.vn
Mang Yang: Hàng trăm cây thông bị “bức tử”
Thời gian gần đây, khu rừng thông hơn 20 năm tuổi tại xã Đak Jơ Ta (huyện Mang Yang, Gia Lai) do Ban Quản lý Rừng phòng hộ Mang Yang quản lý đang bị người dân xâm hại nặng nề.
Từ con đường liên thôn thuộc khu vực làng Đê Bơ Tưk (xã Đak Jơ Ta), chỉ nhìn bằng mắt thường chúng tôi đã thấy những vạt rừng thông ngả màu úa vàng loang lổ giữa khoảng rừng xanh. Chúng tôi nhằm theo những vạt rừng thông úa vàng ấy mà đi và phát hiện nhiều nơi rơi vào cảnh tan hoang. Nhiều cây thông đã bị đốn hạ, phần thân cây đã bị lấy đi, chỉ còn phần gốc nằm trơ trụi.
Nhiều cây thông bị đốn hạ chỉ còn lại phần gốc.
Đáng nói, hàng trăm cây thông khác ở khu vực làng Đê Bơ Tưk còn sừng sững cũng đang héo dần héo mòn vì phần gốc đã bị ken. Nhiều gốc dấu vết còn rất mới, nhựa thông vẫn đang rỉ ra. Một số gốc thông có đường kính hơn 20 cm bị đục đẽo khiến phần thân chỉ “mỏng” khoảng 5 cm, chực chờ ngã gục. Trên nhiều cây thông ở khu vực này, chúng tôi thấy đơn vị chủ rừng treo bảng với nội dung cấm ken cây, chặt cây, phá rừng, đốt rừng và lấn chiếm đất rừng.
Trao đổi với P.V, ông Đinh Văn Trứ-Chủ tịch UBND xã Đak Jơ Ta-thừa nhận, trên địa bàn thời gian qua đã xảy ra tình trạng người dân phá hoại rừng thông để lấy củi và lấy đất sản xuất. Ủy ban nhân dân xã đã phối hợp với đơn vị chủ rừng đào rãnh ngăn cách, làm hàng rào thép gai bao quanh các khu vực tiếp giáp với đất của dân để tránh xâm lấn. Bên cạnh đó, UBND xã cũng xác định được 5 hộ dân thực hiện hành vi trên và sẽ tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hùng-Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Mang Yang-cho hay, hiện diện tích do Ban quản lý lên đến 11.000 ha, trong đó có khoảng 1.600 ha rừng thông trồng từ năm 1998. “Tình trạng người dân ken cây thông để lấn đất diễn ra ở nhiều nơi chứ không riêng tại Ban chúng tôi. Đơn vị đã nắm được tình trạng phá rừng thông tại xã Đak Jơ Ta và đang tiến hành đo đếm, kiểm tra để có phương án xử lý. Ban cũng phối hợp với chính quyền địa phương triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng này trong thời gian tới”-ông Hùng nhấn mạnh.
Theo Baogialai.com.vn
XEM THÊM : Gia Lai: Về miền hoang dã cùng văn hóa Tây Nguyên. Báu vật rừng giáng hương làng Grông