Công trình “biệt phủ” vi phạm pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
Gia Lai: Biệt phủ lấn chiếm công trình trình thủy lợi
Dù biệt phủ này vi phạm nghiêm trọng pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa giải quyết dứt điểm.
Theo báo cáo số 03/BC-XN ngày 18 tháng 3 năm 2019 của Xí nghiệp thủy nông Chư Păh – Ia Graithì tại vị trí cầu đá thuộc địa phận thôn 1 xã Tân Sơn (khu vực công trình hồ chứa Biển Hồ) có 2 hộ vi phạm chỉ giới lòng hồ ở cao trình mực nước 746.00m.
Hộ thứ nhất được xác định là gia đình ông Nguyễn Sơn Quý – xã Tân Sơn vi phạm 2100m2 đào ao lấy đất đổ nền. Hộ thứ 2 là Doanh nghiệp gỗ Hòa Nhã có địa chỉ tại Trà Bá, thành phố Pleiku có tổng diện tích 5ha trong đó có 2ha ruộng ngập nằm trong cao trình 745.00m2.
Các công trình đã đổ hàng triệu m3 đất để cải tạo nền
“Sau khi hai hộ vi phạm công trình lòng hồ nói trên đã được chính quyền địa phương các cấp và Phòng Tài nguyên Môi trường lập biên bản đến nay tạm dừng không làm gì thêm” báo cáo cho biết và nhấn mạnh.
Tuy nhiên ghi nhận thực tế hai công trình này đã hoàn thành việc san lấp mặt bằng đang để đất lún tự nhiên chờ xây dựng.
Nhiều người dân ở quanh hai công trình này cho biết “nếu chính quyền quyết liệt thì phải hoàn trả lại mặt bằng như lúc đầu chứ không thể để như thế này được. Họ cố tình vi phạm nhưng chỉ bị xử lý qua loa”.
Giấy mời của UBND xã Tân Sơn và biên bản vi phạm
Lãnh đạo UBND xã Tân Sơn, thành phố Pleiku cũng chia sẻ với phóng viên “xã đã mời lên ba lần rồi nhưng họ cố tình né tránh. Thậm chí một trong những người vi phạm này còn đe dọa cả cán bộ nếu làm khó họ”.
Các công trình này bắt đầu tiến hành xây dựng từ tháng 3 năm 2017 nhưng chỉ bị lập biên bản vi phạm và đình chỉ xây dựng. Thế nhưng một câu hỏi đặt ra là “đình chỉ” nhưng các công trình này vẫn được hoàn thành. Vậy ai là người tiếp tay cho sai phạm? Ước tính các công trình này đã đổ hàng triệu m3 đất xuống đây để cải tạo và xây dựng các “biệt phủ” này.
Đắp bờ làm ao nhằm chiếm đoạt lòng Biển Hồ B làm của riêng
Trong khi đó các công trình này xây lên không những vi phạm pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi mà còn phá vỡ cảnh quan môi trường xung quanh, nhất là khu vực Biển Hồ B. Đặc biệt khi tỉnh Gia Lai đang chủ trương thu hút đầu tư du lịch để khai thác tối đa cảnh quan môi trường tự nhiên thì một số cá nhân đã vì lợi ích cá nhân cố tình đi ngược lại chủ trương nói trên.
Công trình chậm xử lý gây bức xúc trong nhân dân
Chúng tôi đề nghị UBND thành phố Pleiku và các ngành chức năng mạnh tay xử lý những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm để trả lại cảnh quan của Biển Hồ, bảo vệ công trình thuỷ lợi đầu nguồn, không ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân toàn thành phố.
Theo Moitruongvadothi.vn
Ia Mơ Nông: Bắt quả tang vụ hút trộm cát
Sáng 9-4, ông Phạm Minh Châu-Chủ tịch UBND xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Pah, Gia Lai) cho biết, lực lượng chức năng của xã vừa bắt quả tang một vụ khai thác cát trái phép trên địa bàn.
Hiện trường vụ khai thác cát trái phép.
Theo đó, thời gian qua tại xã Ia Mơ Nông xuất hiện tình trạng một số đối tượng lợi dụng thời điểm đêm khuya để tiến hành khai thác cát tại khu vực Suối Đá, thuộc làng Kép 2. Do đó, UBND xã đã cử lực lượng để xác minh và xử lý. Sau một thời gian theo dõi và nắm bắt tình hình, khoảng 2 giờ 15 phút ngày 9-4, lực lượng Công an và dân quân xã Ia Mơ Nông đã bắt quả tang một điểm khai thác cát trái phép ở khu vực Suối Đá.
Lúc này, có một số đối tượng đang tiến hành khai thác cát tại đây. Khi thấy lực lượng chức năng thì các đối tượng đã bỏ chạy và để lại hiện trường 1 máy hút cát, 1 chiếc xe tải Kamaz BKS 81C-160.46 chở đầy cát trên thùng xe. Ước tính khối lượng cát trên xe khoảng 7-10 m3.
Theo Baogialai.com.vn
XEM THÊM : 71 học sinh Gia Lai giành huy chương tại Kỳ thi Olympic 30-4. Độc đáo Lễ Pơ Thi của người Jarai