Gia Lai: Người dân Pleiku khốn khổ vì công trình chỉnh trang tuyến phố
Gần đây, nhiều hộ dân sinh sống trên địa bàn tuyến phố Đinh Tiên Hoàng và Hai Bà Trưng (Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai) rơi vào tình trạng khốn khổ vì ngay trước cửa nhà bị đào bới thành những hố bom, nhem nhuốc bùn đất.
Những mảng dây điện từ trên trời rơi xuống cũng đang được chất đống vô tội vạ ngay trước cửa nhà, nghiêm trọng hơn nhiều búi giây điện thòng từ trên xuống lửng lơ không khác một cái bẫy thòng lọng nguy hiểm ngay trên đầu người.
Theo một số người dân sinh sống tại 2 tuyến phố cho biết, thời gian gần đây, con đường, hành lang trước cửa nhà được 1 đơn vị thi công đưa máy móc, nhân công đến đào bới. Theo giải thích của đơn vị thi công, việc đào đường để làm lại hệ thống cống thoát nước cũng như vỉa hè hàng lang nhằm chỉnh trang lại cơ sở hạ tầng đường thông, hè thoáng trong lòng thành phố.
Người dân khấp khởi mong một con đường đẹp nhưng càng mong càng không thấy đâu, chỉ thấy đất đá chất đống trên đường ngay trước cửa nhà, vỉa hè trước mặt nhà bị sụt lún, xẻ ngang, xẻ dọc thành các hố bom, giây điện lòng thòng, lửng lơ nguy hiểm ngay trước mặt…
Hộ dân tại số nhà 134 Hai Bà Trưng bức xúc: “Họ đào ông cống toang hoang ngay trước cửa nhà tôi rồi bỏ đó, hôm trời mưa to, nước mang theo bùn đất cứ thế đóng sập cửa tuôn thẳng vào nhà, chiếc xe ô tô của tôi bị ngập trong bùn nước, gia đình phải cho xe kéo lên hãng để sửa chữa, rồi người của đơn vị thi công xuống nói để họ chi trả việc sửa chữa ô tô, tuy nhiên xe ô tô bị ngập nước có sửa xong cũng phải bán thôi…” .
Bên cạnh đó, do đất đá chất đống nên khi trời nắng, bụi bay mù mịt, nhất là mỗi khi có gió to nhà nào, nhà ấy lãnh đủ bụi. Bụi phủ khắp đồ đạc, trong nhà, khổ nhất những hàng quán ăn uống, đồ ăn thức uông lúc nào cũng có cảm giác bị mất vệ sinh vì đất cát vung bắn khắp nơi, dày đặc.
Cũng theo số hộ dân sống ngay mặt đường, họ tự gọi nhau tổ chức san gạt những hố lún, vỉa hè bị vỡ trước nhà, dùng cây, bạt lưới phủ lên mặt đất để dễ lưu thông hơn nhưng tình hình cũng không cải thiện được là bao.
Qua quan sát, những đống đất, bùn non được đào lên để ngổn ngang trước cửa nhà dân, dây điện, cáp quan, vật liệu xây dựng với đủ các loại chất thành đống ngổn ngang, không che chắn, những xe tải chở vật liệu, đất cát phế thải chạy rầm rập cuốn theo bụi đất khiến cả khu phố trở lên ngột ngạt, hỗn độn, ô nhiễm nặng. Đặc biệt luôn trong tình trạng nguy cơ mất an toàn giao thông cho người và phương tiện lưu thông qua các tuyến phố này.
Bức xúc nhiều hộ dân chia sẻ, khi có chủ chương sửa chữa lại những công trình này, chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công phải cho họp để lấy ý kiến của dân trong cách triển khai cũng như thời gian hoàn thành chứ, đằng này năm ngoái họ có đưa cho chúng tôi một tờ giấy thông báo sửa chữa đường, rồi thời gian gần đây đưa phương tiện tới đào móc lên để đấy, không cần biết người dân khổ như thế nào khi thi công công trình…
Những hình ảnh thực tế mà người dân phản ánh
Người dân bức xúc trước cảnh hỗn độn đất đá ngổn ngang trước cửa nhà
Những dây điện như ổ nhện thòng lọng gây nguy hiểm cho người dân
Viên sỏi được cột dây bảo hiểm cho một khối đá
Những hố sâu trước cửa nhà không có rào chắn cảnh giới rất nguy hiểm cho trẻ em và người tham gia giao thông
Theo Tapchigiaothong.vn
Gia Lai: Người tiêu dùng vẫn ủng hộ thịt lợn
Tại tất cả các chợ trên địa bàn tỉnh, những quầy bán thịt lợn vẫn có khách thường xuyên.
Dù chưa có ổ dịch nào xảy ra trên địa bàn nhưng vừa qua, tâm lý e ngại đối với sản phẩm thịt lợn của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Gia Lai là có. Chủ một cơ sở giết mổ lợn ở thị xã An Khêthừa nhận: “Trước đây, mỗi ngày cơ sở của tôi mổ 25- 30 con heo. Từ khi có dịch ở các tỉnh khác, người tiêu dùng có phần dè dặt đối với thịt heo nên hiện tại, cơ sở của tôi chỉ mổ khoảng 15- 17 con mỗi ngày”.
Tuy nhiên ở Gia Lai, trường hợp như trên là rất ít bởi công tác tuyên truyền khá tốt, theo đó người tiêu dùng vẫn yên tâm và mặn mà với sản phẩm thịt lợn.
Những quầy bán thịt lợn tại Gia Lai vẫn có khách thường xuyên (Ảnh minh họa)
Tại tất cả các chợ trên địa bàn tỉnh, những quầy bán thịt lợn vẫn có khách thường xuyên. Chị Tâm- chủ một sạp thịt lợn ở chợ Thống Nhất (TP.Pleiku), cho biết: “Từ khi có dịch ở các tỉnh khác, sạp của tôi có ít khách hơn, sản phẩm bán ra cũng không nhiều như trước. Tuy nhiên con số đó là không lớn. Thịt của tôi nhập từ những lò truyền thống, có giấy chứng nhận đàng hoàng, đảm bảo vệ sinh ATTP. Từ trước đến nay, chưa có trường hợp nào bị vấn đề gì khi ăn thịt heo ở đây”.
Người tiêu dùng ở Gia Lai vẫn còn rất mặn mà với sản phẩm thịt lợn được bày bán trên địa bàn. Biểu hiện cụ thể là ở những nhà hàng ăn uống, những quán cơm, quán ăn sáng… vẫn không hề thiếu món thịt lợn.
Quán bún Huế trên đường Phạm Văn Đồng (TP.Pleiku) có thâm niên từ mấy chục năm nay. Quán luôn đông khách bởi mùi thơm quyến rũ từ tô bún bốc lên với khanh giò đầy đặn và cục riêu vàng ươm được chế biến từ thịt lợn.
Chị chủ quán vui vẻ: “Bún ở quán tôi trước giờ chỉ bán riêu, giò được làm từ thịt heo. Từ hôm có thông tin có dịch ở các tỉnh khác, quán tôi vẫn đông khách như bình thường, khách quen không mất một ai”.
Đến thời điểm hiện tại, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai đã xuất trên 5.000 lít hóa chất Bencocid, cấp cho 17 huyện, thị xã, thành phố và hai Trạm Kiểm dịch động vật Song An và Chư Ngọc, nhằm chủ động phun tiêu độc khử trùng, phòng- chống dịch bệnh. Theo đó đến nay, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn rất ổn định… |
Một quán cơm nổi tiếng có thâm niên từ trước năm 1975, trên đường Hai Bà Trưng (TP.Pleiku) hàng ngày vẫn tấp nập khách. Cô chủ quán cho biết: Trước kia, mỗi ngày nhập khoảng một triệu tiền thịt lợn, từ khi có thông tin lợn bị dịch, tuy khách vẫn ăn bình thường nhưng số lượng thịt lợn nhập vào chỉ dừng ở khoảng 4- 5 trăm ngàn đồng mỗi ngày.
“Giờ thì bình thường trở lại rồi, do khách hàng biết dịch tả lợn châu Phi không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, một khi đã được chế biến đúng tiêu chuẩn”- cô chủ quán cơm nói.
Mặc dù tâm lý người tiêu dùng có e ngại đối với sản phẩm thịt lợn trong một thời gian nhất định, song do làm tốt công tác kiểm dịch, tập trung tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân nên hiện tại, người tiêu dùng ở Gia Lai vẫn rất mặn mà với sản phẩm thịt lợn trên địa bàn. Chị Nguyễn Thị Như (Phường Thống Nhất, TP.Pleiku), cho biết: “Gia đình tôi vẫn ăn thịt heo bình thường như mọi khi. Miễn mình mua thịt đúng địa chỉ, về chế biến hợp vệ sinh là không có vấn đề gì”.
Vậy là, người tiêu dùng ở Gia Lai vẫn không hề quay lưng với sản phẩm từ thịt lợn.
Ông Đoàn Ngọc Có – Phó GĐ Sở NN-PTNT Gia Lai: “Tại các Trạm Kiểm dịch động vật đã tổ chức trực 24/24 giờ, tăng cường chốt chặn, kiểm tra kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào tỉnh. Các địa phương tăng cường giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm và kịp thời xử lý. Với các địa phương giáp với nước bạn Campuchia thì thường xuyên kiểm tra việc vận chuyển động vật và sản phẩm từ động vật từ nước ngoài vào tỉnh…”. |
T.Đ.L
Theo Nongnghiep.vn
XEM THÊM : TTC Gia Lai: Giúp người trồng mía chống hạn. Thưa dần độc mộc trên dòng Pô Cô