Các đại biểu đang xem các mô hình chuyển đổi cơ cấu cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả.
Giúp dân định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
4, tại hội trường UBND xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, Gia Lai), UBND xã Ia Blứ đã tổ chức Hội thảo định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn, giai đoạn 2019-2020. Tham dự có lãnh đạo huyện, xã, các Hợp tác xã Dịch vu-Nông nghiệp trên địa bàn huyện cùng hơn 200 hộ nông dân của xã Ia Blứ.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được tìm hiểu về các mô hình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp mang lại hiệu quả cao như trồng dâu nuôi tằm, trồng mít, chanh dây, nấm, nuôi dê… và nghe tham luận của các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện về liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, xã Ia Blứ xác định hướng phát triển các loại cây trồng phù hợp trên đất trồng tiêu bị dịch bệnh và diện tích đất hiện đang sản xuất kém hiệu quả.
Theo kế hoạch chuyển đổi cây trồng của UBND xã Ia Blứ trong giai đoạn 2019-2020 sẽ chuyển đổi 358 ha diện tích hồ tiêu bị bệnh chết sang trồng các loại cây ăn quả, dược liệu, trồng dâu nuôi tằm, trồng cỏ, cây có múi; chuyển đổi 63,1 ha diện tích đất đồi đá sản xuất không hiệu quả sang trồng cây lâm nghiệp, kết hợp chăn nuôi; phát triển 2 trang trại chăn nuôi heo rừng lai tập trung với quy mô 200-300 con/trại. Đồng thời, định hướng đến năm 2025, xã Ia Blứ sẽ chuyển đổi toàn bộ 830,6 ha diện tích hồ tiêu bị chết sang trồng cà phê, cây ăn quả, cây dược liệu…
Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần gắn với nhu cầu tiêu thụ của thị trường, không phá vỡ quy hoạch sản xuất, đảm bảo nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững. Quy hoạch phát triển cây trồng cần theo hướng phát triển các vùng sản xuất tập trung đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư vào liên kết sản xuất-tiêu thụ nông sản với nông dân trên địa bàn…
Theo Baogialai.com.vn
Gia Lai: Tăng cường phòng chống hạn mùa khô năm 2019
Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai tại Công văn số 674/UBND-NL về triển khai thực hiện công tác phòng chống hạn và thiếu nước trên địa bàn tỉnh, theo tinh thần chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ về chủ động phòng chống hạn hán, thiếu nước tại các tỉnh Tây Nguyên.
Nông dân tăng cường chăm sóc, bảo vệ cây trồng trong mùa khô.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành và các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống hạn theo chỉ đạo của bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh về phòng chống hạn, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2019. Đồng thời, yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương tiếp tục theo dõi kiểm tra việc vận hành của các hồ An Khê, Kanak trong mùa cạn, tham mưu đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo việc vận hành trong trường hợp có nhu cầu dùng nước ở hạ du…
Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo nhận định về tình hình mưa, dòng chảy, cảnh báo khô hạn, cung cấp thông tin cho các cơ quan đơn vị liên quan và chính quyền địa phương để chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động phòng chống hạn.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ động thành lập đoàn kiểm tra đánh giá tình hình thiệt hại khi có hạn hán xảy ra trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh xem xét chỉ đạo. UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm các vùng có nguy cơ bị hạn hán thiếu nước chủ động sử dụng ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống hạn, kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai hạn hán theo quy định.
Mặt khác, UBND tỉnh cũng lưu ý các ngành và các địa phương về lâu dài phải tiếp tục rà soát tổ chức sản xuất phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, diễn biến hạn hán, củng cố hoàn thiện hệ thống thủy lợi, tăng cường áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất…
Theo Baogialai.com.vn
XEM THÊM : Gia Lai: Xe ô tô, công nông tông nhau liên hoàn trên đèo Chư Sê.