Bản đồ từ trước đến nay được xem là một phần không thể thiếu trong việc học tập cũng như trong công việc. Một tấm bản đồ có thể cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin như về vị trí, phân bố địa hình, đặc điểm khí hậu, dân số,… Đây là lý mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn đọc Bản đồ thế giới.
Bản đồ là gì?
Bản đồ là hình thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay cả Trái Đất. Bản vẽ đơn giản miêu tả một không gian, địa điểm và hiển thị những thông số liên quan trực tiếp đến vị trí ấy có liên quan đến khu vực xung quanh.
Khám phá các châu lục trên bản đồ thế giới
5 Châu lục hiện tại trên thế giới bao gồm: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đại Dương (nhiều người còn gọi là Châu Úc). Một số vùng lãnh thổ trên thế giới được công nhận tương tư như quốc gia bao gồm: Palestin; Vatican; Hongkong; Macau; Taiwan và một số bán đảo. Trên bản đồ thế giới, Việt Nam là một trong số các quốc gia Châu Á, thuộc khu vực Đông Nam Á – Bán đảo Đông Dương.
Để quản lý các quốc gia, thế giới có một tổ chức lớn là Liên hiệp Quốc. Năm 1945, tổ chức Liên hiệp Quốcđược thành lập với 5 cường quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc. Cho đến nay, những hoạt động có tình trừng phạt phải được phê duyệt 3/5 nước trong khối liên hiệp này.
Bắc Mỹ – Flag of North American
Đây là vùng đất được khai phá bởi người da trắng Châu Âu, người sống trong khu vực này chủ yếu là dân nhập cư, người lao động đến từ Châu Phi. Hiện nay, Bắc Mỹ là khu vực trên bản đồ thế giới có xảy ra những mâu thuẫn giữa người da trắng và người da màu.
Khu vực Bắc Mỹ có 23 Quốc gia và vùng lãnh thổ. Hai nước có diện tích lớn nhất ở khu vực này chính là Canada và Mỹ với khoảng 80% diện tích. Đây cũng được xem là hai quốc gia phát triển hàng đầu trong khu vực, với vị trí thành viên đầu tiên của các nước giàu mạnh trong khối G7. Một số nước còn lại là Mexico, Cuba, Honduras, Haiti và quốc đảo.
So với các quốc gia trên thế giới, Mỹ được biết đến là một đất nước được đông đảo khách du lịch quan tâm, thủ đô New York nổi tiếng với nhiều nơi hiện đại, đáng thăm thú. Tiếp đến là 2 đất nước Canada, Mexico.
Nam Mỹ – South-america-flags
Trên bản đồ thế giới, vùng Nam Mỹ được thể hiện rõ ràng với 12 quốc gia, với diện tích lớn nhất thuộc về nước Brazil chiếm 50% diện tích (50% dân số Nam Mỹ là người nước này). Brazil là đất nước thu hút khách du lịch, phía sau nó là Argentina và Peru.
Khu vực Nam Mỹ – South-america-flags
Lĩnh vực nổi tiếng nhất ở các quốc gia Nam Mỹ chính là bóng đá (Brazil xếp hạng đầu, sau đó đến Argentina). Venezuela là một đất nước được biết đến với trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, chiếm đến 27% tổng sản lượng thế giới, đây cũng là nơi duy nhất của Nam Mỹ được xác nhập vào tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC.
Châu Âu – European-countries-flags
Trên bản đồ thế giới thì đây là khu vực lâu đời nhất. Chính vì thế hầu hết các nước ở đây thường xuyên xâm lược các quốc gia để trở thành cường quốc kinh tế, vơ vét của cải và tài nguyên thiên nhiên đem về. Các đất nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha có rất nhiều nước thuộc địa. Hiện tại Nga chiếm vị trí 30% lãnh thổ khu vực này.
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Đức đã bắt tay với Ý và Nhật để tạo ra cuộc tổng tấn công phát xít với nhiều nước thuộc địa. Về sau các quốc gia trả lại thuộc địa và duy trì hòa bình, ổn định phát triển.
Đến nay, một số quốc gia trong khu vực này vân nghiên cứu và sản xuất vũ khí, tên lửa, đạn hạt nhân, tàu ngầm với nhiều âm mưu.
Trên mặt bằng chung, các quốc gia trên Bản Đồ Châu Âu sống rất văn minh, đời sống người dân hiện đại với môi trường trong lành, được mệnh danh là đứng đầu thế giới. Hiện khu vực này có 51 quốc gia, với một nửa nào trong khối liên minh Châu Âu.
Du lịch tại Châu Âu phát triển ở Pháp, Ý, Đức, Anh và Tây Ban Nha. Đây được xem là những thiên đường về ẩm thực và thời trang danh tiếng của thế giới.
Châu Phi – Africa-flag
Khu vực Nam Phi có 54 quốc gia, trong đó Algeria chiếm 7% diện tích. Nam Phi, Algeria, Morocco là nước phát triển nhất khu vực này. Một số nước còn lại người dân sống khá nghèo nàn.
Châu Phi được thế giới biết đến như cái nôi của nền văn minh thế giới với văn hóa Sông Nile, câu chuyện thần thoại Paraoh, kim tự tháp cổ đại lâu đời. Tại đây có Sahara trải dài tại nhiều quốc gia ở trung tâm Châu Phi. Hiện nay, hệ thống chính trị của khu vực này vẫn chưa thực sự ổn định với nạn tham nhũng khá cao, nhiều nước mỗi năm phải sống nhờ viện trợ từ các tổ chức trên thế giới.
Đất nước Morocco là nơi có nền văn hóa lâu đời, với bãi biển resort cao cấp thu hút khách du lịch. Theo dự đoán của nước này, tính đến năm 2020 sẽ có hơn 20 triệu khách tham quan, ngành du lịch góp 20% GDP cho Quốc gia, kế đến là Nam Phi, Ai Cập và Tunisia.
Châu Á – National flags, Asian-countries-flags-map
Trên bản đồ thế giới, Châu Á là nơi sở hữu diện tích ít nhất. Khu vực này có khoảng 50 quốc gia, với các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Macau, Hongkong….
Châu Á được xem là khu vực có nhiều quốc gia nghèo nàn chỉ xếp sau Châu Phi. Hiện nay các nước phát triển tại khu vực này đã vươn lên vị trí dẫn đầu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan…. Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia thoát nghèo, đang trên đà phát triển. Về phương diện thiên nhiên, Châu Á sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn, nằm trong tổ chức OPEC.
Hai nước: Nga và Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) nằm trong Châu Á khi xét về mặt địa lý, vì quốc gia này nằm trong cả hai khu vực cả Châu Âu. Chính vì thế, những hoạt động chính trị của họ hầu như gắn với các quốc gia Châu Âu.
Nhiều người khám phá du lịch Châu Á chủ yếu tìm đến Trung Quốc, sau đó là Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Châu Đại Dương (Châu Úc) – Australia-oceania
Nhiều người biết đến Úc và New Zealand khi nhắc đến châu lục này. Đây là châu lục chỉ có 14 quốc gia, trong đó có tới 11 nơi là đảo.
Australia thu hút rất nhiều khách du lịch mỗi năm, với thành phố Sidney và Melbourne. Khách du lịch có thể thăm quan những bãi biển đẹp và khám phá địa điểm nổi tiếng ở Fiji và Bora Bora.
Thông qua bài viết bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về bản đồ thế giới với các châu lục và những đất nước phát triển trong khu vực.
Khám phá tấm bản đồ làm thay đổi thế giới
Được vẽ từ 500 năm trước rồi nhanh chóng đi vào quên lãng, một tấm bản đồ đã cho con người thấy được hình ảnh chính xác nhất về thế giới cũng như khai sinh ra tên gọi America.
Gần 500 năm trước, năm 1507, Martin Waldseemuller và Matthias Ringmann, hai học giả người Đức sống trên dãy núi phía Đông nước Pháp, đã tạo ra bước nhảy táo bạo trong lịch sử của ngành địa lý học nói riêng và của các ý tưởng lớn trong lịch sử nói chung. Họ tuyên bố một tin gây ngạc nhiên lớn rằng, thế giới không chỉ bao gồm châu Á, châu Phi và châu Âu, ba phần được toàn bộ thế giới biết đến từ xa xưa. Phần thứ tư của Trái Đất được khám phá bởi một thương nhân người Italy, có tên Amerigo Vespucci và để tưởng nhớ sự kiện này, Martin Waldseemuller và Matthias Ringmann đã quyết định đặt tên America cho châu lục thứ tư trong bản đồ của mình.
Được vẽ từ 15 năm sau khi Columbus lần đầu đặt chân lên châu Mỹ, với chiều rộng 2,44 m và dài 1,35 m, bản đồ Waldseemuller được giới thiệu trước toàn bộ châu Âu, đưa đến một cái nhìn mới và chính xác nhất về Trái Đất so với thời đại đó.
Tấm bản đồ này đã đưa ra một số khái niệm lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử. Ngoài việc đặt tên cho châu Mỹ, đây cũng là tấm “chân dung” đầu tiên của Thế giới Mới với các phần lục địa riêng biệt. Tấm bản đồ này cũng cho thấy sự tồn tại của vùng biển mà sau này nhà thám hiểm Ferdinand Magellan gọi là Thái Bình Dương.
Tấm bản đồ đầu tiên mô tả chính xác các phần của thế giới ngày nay.
Thế giới có bốn phần
Bản đồ Waldseemuller là một trong những tài liệu đầu tiên cho thấy đầy đủ đường bờ biển của châu Phi. Đáng chú ý nhất, đây là bản đồ đầu tiên “nhìn” thế giới với đầy đủ 360 độ của kinh độ. Tóm lại, đó là “mẹ” của mọi tấm bản đồ hiện đại.
Sau năm 1507, những bản sao của bản đồ Waldseemuller bắt đầu được phân phát tại các trường ĐH trên khắp châu Âu, được trưng bày trong lớp học và đưa ra thảo luận bởi các nhà địa lý và thám hiểm. Dần dần việc công nhận Trái Đất có bốn phần trở nên phổ biến hơn.
Waldseemuller sau đó cho biết có tới 1.000 bản copy của tấm bản đồ được in ra, một số lượng đáng kể thời bấy giờ. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của những khám phá địa lý đồng nghĩa với việc tấm bản đồ dần dần bị thay thế bởi những phát hiện mới, cập nhật hơn về thế giới và đến năm 1570, nó đã hoàn toàn bị xóa sổ khỏi trí nhớ con người.
Bản sao cuối cùng
Thật may mắn là bản sao cuối cùng của tấm bản đồ lịch sử này vẫn còn tồn tại. Vào khoảng năm 1515 – 1517, nhà toán học Johannes Schoner đã mua một bản sao của tấm bản đồ, kẹp vào cuốn sách khổ lớn và biến nó thành một phần trong thư viện đồ sộ của ông.
![]() |
Thư viện Quốc hội Mỹ đã bỏ ra 10 triệu USD để mua tấm bản đồ. |
Trong những năm sau đó, Schoner nghiên cứu tấm bản đồ một cách cẩn thận nhưng vài thập kỷ sau khi những tấm bản đồ mới hơn xuất hiện, cùng với việc chuyển hướng sở thích sang thiên văn học, ông dần lãng quên bản đồ Waldseemuller. Bản cuối cùng của tấm bản đồ được cất giữ cẩn thận trong sách của Schoner và chỉ được khám phá ra sau đó 350 năm.
Cũng giống như những câu chuyện về truy tìm kho báu, việc tìm ra tấm bản đồ xảy ra một cách không ngờ tới. Vào mùa hè năm 1901, trong khi làm nghiên cứu tại thư viện Lâu đài Wolfegg, phía Nam nước Đức, giáo viên địa lý Joseph Fischer tìm được cuốn sách của Schoner và nhanh chóng nhận ra tấm bản đồ mà ông tìm được. Vài tháng sau, phát hiện của ông đã trở thành hiện tượng thế giới với thông tin tràn ngập báo chí.
Tấm bản đồ sau đó có mặt trong bộ sưu tập của lâu đài Wolfegg tới hàng trăm năm sau, cho đến năm 2003, Thư viện Quốc hội Mỹ tuyên bố “giành” lại tấm bản đồ từ người chủ của lâu đài với giá 10 triệu USD. Đây là mức giá cao nhất một thư viện được trả để cho đi một vật trong bộ sưu tập đồ sộ của mình. Một cách tự hào, báo chí Mỹ đã nhắc tới tấm bản đồ như một tờ “giấy khai sinh” của nước Mỹ.
Giá trị thực sự?
Dù được mua với giá ngất ngưởng như vậy nhưng một số nhà quan sát cho rằng tấm bản đồ này không đáng giá như vậy. Tuy nhiên, giờ đây tấm bản đồ được trưng bày tại thư viện lớn, được các học giả nghiên cứu và “nâng niu” như một tài liệu giàu thông tin và có giá trị lịch sử lớn.
Tấm bản đồ trở thành một công trình lịch sử, mở ra những kiến thức mới về thế giới. Hơn thế nữa, việc cái tên America lần đầu tiên xuất hiện từ 500 năm trước cũng khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng. Ngoài việc đặt tên theo Amerigo Vespucci, cái tên America còn được xem là một lối chơi chữ với nhiều ý nghĩa khác nhau như “mới sinh” hay “miền đất không xác định”.
Bản sao cuối cùng của bản đồ Waldseemuller không chỉ cho người châu Mỹ thấy được nguồn gốc tên gọi của châu lục và là dấu mốc để giới thiệu Thế giới Mới với châu Âu mà còn có thể khiến Copernicus phải nghĩ lại về trật tự vũ trụ.