Khám phá nhà tù Pleiku – “Địa ngục trần gian” khét tiếng một thời
Nhà tù Pleiku nằm trên một đồi đất đỏ cao trên đường Yết Kiêu thuộc phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Năm 1925, người Pháp đã cho xây dựng nhà tù với mục đích giam giữ tù thường phạm, phần lớn là người dân tộc sinh sống tại Tây Nguyên. Năm 1940, khi phong trào đấu tranh cách mạng bùng nổ mạnh mẽ, nơi này đã trở thành nhà lao giam giữ những chiến sĩ cộng sản, những người yêu nước.
Tổng diện tích khu trại giam khoảng 7ha, bao quanh là những bức tường cao 3m kiên cố với các lớp rào bằng thép gai. Ở góc phía Tây Bắc và Tây Nam có 2 bốt gác có binh lính vũ trang túc trực 24/24, phía Đông có đặt lô cốt bảo vệ.
Các vọng gác luôn có binh lính túc trực (Ảnh: Sưu tầm)
Năm 1967, 20 phòng giam tại nhà tù Pleiku cũng không đủ để nhốt hết hơn 2000 tù nhân, địch đã phải căng lều bạt ở trong trại tù để ở tạm và khẩn trương xây dựng thêm một trại giam khác. Nhà tù Pleiku bao gồm 18 phòng giam và 2 phòng dùng làm chuồng cọp. Mỗi phòng giam chỉ có diện tích 10m2 với 2 ô cửa nhỏ nhưng giam giữ đến 120 người. Thực dân Pháp phân loại người tù theo từng cấp bậc, thương tật, vùng miền để dễ kiểm soát.
Ở dãy nhà giam chính gồm 5 phòng: phòng 1 giam tù chính trị là người dân tộc thiểu số, phòng 2 giam quân phạm, phòng 3 giam tù công vụ, phòng 4 giam tù thường phạm, đặc biệt phòng 5 giam tù chính trị nguy hiểm nhất. Phòng số 5 (khu xà lim) chia thành 8 xà lim, mỗi xà lim rộng 1,6m, dài 2m. Trong đó có 2 xà lim chẹt chỉ rộng khoảng 0,5m với một tấm ván gỗ chia thành 2 tầng. Người tù bị nhốt bên trong những phòng này thường xuyên bị ngất xỉu vì thiếu không khí để thở, với đôi chân còng thò ra ngoài cửa, họ bị tra tấn bằng nhiều hình thức dã man, tàn độc.
Bên trong một phòng giam của nhà tù Pleiku (Ảnh: Sưu tầm)

Một hình thức tra tấn man rợ (Ảnh: Sưu tầm)
Tháng 5 – 1972, khi quân ta tấn công vào Kon Tum, địch đã chuyển hết số tù binh ở 2 phòng biệt giam ra nhà tù Phú Quốc. Đến cuối năm 1972, nhà tù Pleiku hoàn toàn bỏ trống, không một bóng người. Sau đó, nhà tù được chính quyền địa phương gìn giữ và đầu tư cải tạo lại làm một địa điểm giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, giúp thế hệ trẻ thêm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc.
Nhà tù Pleiku ngày nay tuy không còn nguyên vẹn nhưng vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật, dấu vết minh chứng cho tội ác tàn độc của kẻ thù và tinh thần đấu tranh quật cường giữ gìn khí tiết của những người cộng sản yêu nước. Năm 2015, công trình Bia tưởng niệm Trại giam tù binh Pleiku được gấp rút xây dựng trên nền trại giam cũ để tri ân những con người cách mạng đã ngã xuống vì một đất nước được độc lập, tự do.
(Ảnh: Sưu tầm)
(Ảnh: Sưu tầm)
Nhà tù Pleiku mở cửa các ngày trong tuần cho du khách vào tham quan miễn phí. Tận mắt chứng kiến các loại hình tra tấn tàn độc đã được phục dựng, chắc hẳn trong mỗi chúng ta càng dâng lên niềm tự hào, xúc động, khắc ghi những công lao to lớn mà cha ông đã mang lại cho nền độc lập ngày hôm nay.
‘Địa ngục trần gian’ một thời ở Pleiku
Nhà lao Pleiku là nơi ghi dấu cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào Tây Nguyên giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Nhà lao Pleiku được người Pháp xây dựng năm 1925 trên một đồi cao ở đường Thống Nhất, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, Gia Lai. Diện tích của khu trại giam khoảng 7 ha, bao quanh là những bức tường cao 3 m kiên cố với các lớp rào bằng thép gai.
Trước khi tù chính trị nổi dậy giải phóng nhà lao vào năm 1975, đây là nơi Pháp và Mỹ giam cầm những người yêu nước, thực hiện nhiều hành động tra tấn dã man.
Nhà lao Pleiku có 18 phòng giam và 2 chuồng cọp. Mỗi phòng có diện tích 10 m2 với 2 ô cửa nhỏ nhưng giam đến 120 người.
Thực dân Pháp phân loại người tù theo từng cấp bậc, thương tật, vùng miền để dễ kiểm soát.
Dãy nhà giam chính chia làm 5 phòng, trong đó phòng số 5 giam tù chính trị nguy hiểm nhất.
Phòng số 5 chia thành 8 xà lim, mỗi xà lim rộng 1,6 m, dài 2 m. Trong đó có 2 xà lim chẹt chỉ rộng khoảng 0,5 m, mỗi phòng có một tấm ván gỗ chia thành 2 tầng. Người bị nhốt bên trong những phòng này thường bị ngất vì thiếu không khí để thở và tra tấn bằng nhiều hình thức.
Nhà tù Pleiku ngày nay không còn nguyên vẹn nhưng vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật, dấu vết của cuộc chiến tranh
Khung cửa gỗ ở khu nhà giam chính.
Ở ngay cửa vào là nhà trưng bày, nơi du khách có thể xem lại các tư liệu, hình ảnh về cuộc đấu tranh kiên cường và bất khuất của đồng bào Tây Nguyên trước quân xâm lược.
Hiện tại, đây là một trong những điểm tham quan dành cho du khách muốn tìm hiểu lịch sử khi có dịp đến thăm Gia Lai. Nhà lao mở cửa miễn phí.
Theo Vnexpress.net
XEM THÊM : Giống lúa thuần chất lượng cao TBR-225 hợp với Phú Thiện. Tôm cá Gia Lai