Plugin Install : Cart Icon need WooCommerce plugin to be installed.

Lên Tây Nguyên “bắt con bệnh” cho nhân dân, Để chương trình OCOP ở Gia Lai đi vào thực chất

139
Chia sẻ
1.3k
Lượt xem

Tin mới

Đại diện lãnh đạo Tổng cục Kỹ thuật trao quà tặng các gia đình chính sách ở xã Ayun.

Lên Tây Nguyên “bắt con bệnh” cho nhân dân

 Đoàn công tác quân y của Tổng cục Kỹ thuật vừa kết thúc chuyến thăm, tặng quà, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí đối với thân nhân người có công và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn hai tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai…

Đến Trạm y tế xã Ayun (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) nơi đoàn công tác chọn để khám bệnh, tặng quà bà con. Chưa tới 7 giờ nhưng đã có rất đông bà con đến để mong được “bác sĩ quân y từ Hà Nội vào khám, bắt con bệnh”. Xã Ayun hiện có 9 thôn, làng với hơn 8.0000 nhân khẩu.

Bà con ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số Ba Na. Dân địa phương phần lớn sống bằng nghề nông, đời sống còn nhiều khó khăn nên thường mắc các bệnh về khớp, tiêu hóa, hô hấp, mắt… Một trong những người đến trước và được khám đầu tiên, ông Kẫm (76 tuổi, dân tộc Ba Na) ở làng Plei Bông cho biết: “Tôi tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi, khi cái đầu chưa cao hơn ngọn mía.

Bốn năm sau, trong một trận đánh chống càn, tôi bị thương ở chân. Mấy ngày nay, trời chuyển sang mùa mưa, dông gió, ẩm thấp nên cái chân lại đau, được thầy thuốc bộ đội đến khám, cấp thuốc uống, hy vọng vết thương sẽ bớt đau”. Cùng tâm trạng, chị A Lanh ở thôn A Tum nói như gửi gắm: “Năm trước cháu A Nhi bị sốt nằm mấy ngày mê man, may có bác sĩ bộ đội đến khám và bắt được con bệnh cho nó. Mấy hôm nay thằng A Quý lại đau, chân tay sưng lên, đi lại không được, hy vọng các bác sĩ lại chữa lành bệnh để cháu tiếp tục đi học”. Không những khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, lãnh đạo Tổng cục Kỹ thuật còn thân tình thăm hỏi, động viên, tặng quà và hướng dẫn người dân cách phòng, chống một số bệnh thường gặp như đau mắt, sốt siêu vi…

Để chuyến công tác thành công, từ đầu tháng 3-2019, Tổng cục Kỹ thuật đã cử cán bộ vào tận địa phương phối hợp với các đơn vị và cấp ủy chính quyền tổ chức khảo sát, nắm tình hình cụ thể, nhất là những bệnh mà bà con hay mắc phải. Từ kết quả khảo sát, lãnh đạo tổng cục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan làm tốt công tác chuẩn bị từ trang bị y tế đến thuốc chữa bệnh, quà tặng nhân dân… Trong hành trình đến với Tây Nguyên lần này, đoàn công tác Tổng cục Kỹ thuật đã mang theo nhiều máy móc y tế hiện đại, như: Máy siêu âm màu, điện tim, bộ khám chuyên khoa về tai, mũi, họng… Đoàn công tác đã tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hơn 1.500 lượt người; trong đó ở xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc) 700 lượt; tại xã Ayun (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) 800 lượt. Ngoài thuốc chữa bệnh, mỗi người dân đến khám bệnh còn được tặng thêm thuốc bổ, trung bình một túi thuốc trị giá 250.000 đồng. Bên cạnh đó, đơn vị còn đến thăm và trao thêm 80 suất quà tặng thương binh nặng, gia đình người có công (mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng).
Đại tá Lê Văn Tấn, Chủ nhiệm Quân y Tổng cục Kỹ thuật cho biết: “Tại tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắc Lắc có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số bị bệnh về tiêu hóa, huyết áp, khớp… Vì thế, việc khám và phát hiện sớm các bệnh để cấp thuốc chữa và hướng dẫn bà con phương pháp điều trị kịp thời là rất quan trọng. Đời sống khó khăn, nhận thức của bà con chưa đồng đều nên thực hiện các biện pháp phòng và điều trị bệnh trên địa bàn còn rất nhiều điều đáng quan tâm. Chúng tôi hy vọng thông qua đợt công tác này sẽ giúp bà con không chỉ chữa lành được một số bệnh mà quan trọng hơn là góp phần nâng cao nhận thức để mỗi người chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả…”.

 Bài và ảnh: LÊ QUANG HỒI

Để chương trình OCOP ở Gia Lai đi vào thực chất

Học tập trực tiếp từ Nhật Bản, tỉnh Quảng Ninh là địa phương đi đầu trong cả nước về triển khai có hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Bây giờ, Gia Laicũng đang mạnh mẽ triển khai chương trình này.

Tôi còn nhớ, cách đây hơn 40 năm, trong một dịp về nói chuyện thơ với bà con tỉnh Gia Lai, nhà thơ Xuân Diệu đã được vợ chồng một nhà thơ ở địa phương, mà Xuân Diệu gọi là “vợ chồng anh giáo Huế” mời cơm thân mật tại nhà. Mâm cơm có nhiều món ngon, dù “vợ chồng anh giáo Huế” khá nghèo, nhưng nhà thơ Xuân Diệu chỉ đặc biệt quan tâm tới đĩa khoai lang luộc. Ông ăn thử, thấy rất ngon và khen chân thành: “Khoai lang này ở đâu mà ngon quá!”. Vợ chồng anh giáo Huế mới thưa, đây là giống khoai Lệ Cần của Gia Lai, với những đặc trưng như ruột vàng, mùi thơm, lại dẻo. Nhà thơ lớn Xuân Diệu, trong niềm hứng khởi về đặc sản khoai lang Lệ Cần, đã làm tặng cặp vợ chồng này bài thơ tứ tuyệt, trong đó có 2 câu: “Cảm ơn vợ chồng anh giáo Huế/Đãi tôi một bữa Lệ Cần khoai”.

Sản phẩm các HTX tham gia trưng bày tại hội thảo.

“Lệ Cần khoai” chính là khoai Lệ Cần. Nhưng khi vào thơ Xuân Diệu, củ khoai lang mộc mạc này có tên gọi rất trân trọng, rất “chữ nghĩa”. Và, điều thú vị là bài thơ giản dị, nhẹ nhàng này tự nhiên được lan truyền khắp nước ta hồi ấy, ai đọc cũng hỏi nhau: “Khoai Lệ Cần ở đâu ta?”. Xin thưa, khoai Lệ Cần ở xã Tân Bình, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai đấy ạ! Thương hiệu nhiều khi bắt đầu từ… thơ, bất ngờ như thế.

Đak Đoa giờ đây đã có 4 sản phẩm tham gia chương trình OCOP, trong đó có khoai Lệ Cần. Nếu Gia Lai làm tốt khâu quảng bá, tiếp thị sản phẩm thì khoai Lệ Cần vốn đã nổi tiếng sẽ càng nổi tiếng hơn nữa và sẽ vào các hệ thống siêu thị trong toàn quốc. Con đường để một sản phẩm đi từ xã lên tỉnh, từ tỉnh lên quốc gia và từ quốc gia ra quốc tế nhiều khi được chuẩn bị công phu chu đáo, nhưng có khi cũng khá bất ngờ đến ngạc nhiên.

Nếu sản phẩm đã có thương hiệu, nó sẽ tìm được chỗ đứng của mình trong bộ nhớ người tiêu dùng. Khi có chương trình OCOP là chúng ta đã chọn những sản phẩm có xuất xứ từ… xã, tức từ một địa phương nhỏ bé. Nhưng sản phẩm ấy có thể đã được dân gian truyền tụng, dân gian “duyệt” từ lâu. Nó chưa nổi tiếng để vượt khỏi địa phương mình vì chưa có cơ hội mà thôi.

Vậy thì chương trình OCOP trước hết là phải tạo cơ hội cho những sản phẩm địa phương vươn ra khỏi địa phương mình, nghĩa là những sản phẩm đã sẵn có, trước khi chúng ta tạo được những sản phẩm mới. Chỉ cần mỗi tỉnh có được vài chục sản phẩm vươn ra khỏi “lũy tre làng”, đến được với người tiêu dùng ở vùng miền hay cả nước là chương trình OCOP đã khẳng định được vị thế của nó trong chủ trương đưa hàng Việt tới người tiêu dùng Việt và đưa hàng Việt ra thế giới.

Những sản phẩm của chương trình OCOP có thể rất giản dị nhưng phải tạo được sự khác biệt và nói theo ngôn ngữ bây giờ là phải “độc và lạ”.

Hướng tới sự khác biệt của sản phẩm chính là hướng tới sự độc đáo, sáng tạo, tới sự tự tin của chủ nhân sản phẩm, tới khát vọng muốn quảng bá sản phẩm của một địa phương, một vùng đất. Gia Lai được thiên nhiên ưu đãi cho sự khác biệt về địa lý, về khí hậu, về thổ nhưỡng để từ đó có được những sản phẩm “độc và lạ”. Tỉnh hoàn toàn có thể tìm được cách đưa những sản phẩm đặc sản mà bình dị của mình vào các hệ thống siêu thị. Và đó chính là con đường quảng bá bền vững cho sản phẩm tới người tiêu dùng toàn quốc.

Nói mỗi xã một sản phẩm, nhưng nhiều khi một xã lại có hơn một sản phẩm và cũng có xã chưa có sản phẩm nào. Chưa có thì sáng tạo để có và chương trình này có khả năng kích thích để có những sáng tạo sản phẩm mới như vậy. Với nông nghiệp công nghệ cao bây giờ, việc đưa một sản phẩm từ bình dị lên thành đặc sản là khả thi. Dĩ nhiên, điều kiện tự nhiên của từng vùng đất sẽ góp phần quan trọng tạo nên sự khác biệt của sản phẩm, nhưng sự sáng tạo mang dấu ấn của chủ nhân sản phẩm cũng rất lớn. Một sản phẩm được định danh, được công nhận, nổi tiếng bao giờ cũng là sự kết hợp của nhiều yếu tố tạo thành, nhưng đường ra “biển lớn” của những sản phẩm đã hoàn thiện cũng không hề đơn giản. Đó là con đường quảng bá, tiếp thị, làm thương hiệu cho sản phẩm, con đường cả thế giới thương mại đang đi và đạt được nhiều thành tựu. Con đường này có thể bắt đầu từ xã, nhưng rồi cấp huyện, cấp tỉnh phải vào cuộc rất chuyên nghiệp thì mới kết nối được với những nơi mà sản phẩm cần đến, có thể đến.

Tất cả đều phải từ những việc làm, những hành động cụ thể chứ không hề lý thuyết.

Theo Baogialai.com.vn

XEM THÊM : Gia Lai: Thanh tra việc cho thuê đất công trái luật

Liên quanBài viết

Bài tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Related Post

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.