Người Tây Nguyên
BOOK bài pr
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Người Tây Nguyên
BOOK bài pr
Plugin Install : Cart Icon need WooCommerce plugin to be installed.
Người Tây Nguyên
BOOK bài pr
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Khám Phá Tây Nguyên

Lịch sử người Việt sẽ bắt đầu từ… An Khê ?. Làng Stơr làm du lịch

admin bởi admin
4 năm trước đây
trong Khám Phá Tây Nguyên
283 22
0
146
Chia sẻ
1.3k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Tin mới

TOP 30 địa điểm “sống ảo” ấn tượng quên lối về khi du lịch Đà Lạt

Ảnh kỷ yếu theo phong cách poster phim nổi tiếng của teen Gia Lai

Ảnh kỷ yếu theo phong cách poster phim nổi tiếng của teen Gia Lai

Ảnh kỷ yếu theo phong cách poster phim nổi tiếng của teen Gia Lai

Ayun Hạ: Hồ trên núi. Gia Lai: Yêu cầu kiểm điểm tổ chức, cá nhân liên quan vụ xà xẻo tiền dịch vụ môi trường rừng

Tổng hợp 100 câu nói hay về cuộc sống đáng suy ngẫm

Gian nan đường vào Thác 50 – Thác Én Gia Lai. Mùa khô khốc liệt ở Gia Lai

Mẫu vật di chỉ đồ đá cũ An Khê được trưng bày trong bảo tàng – Ảnh: B.D

Lịch sử người Việt sẽ bắt đầu từ… An Khê ?

PGS.TS Nguyễn Khắc Sử – Viện Khảo cổ học VN đã khẳng định như thế khi nói trước các nhà khảo cổ hàng đầu thế giới tại Hội thảo ‘Kỹ nghệ đá cũ An Khê trong bối cảnh kỹ nghệ ghè hai mặt ở châu Á’ diễn ra tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai sáng nay.

“Lịch sử của mỗi dân tộc được bắt đầu từ lúc dấu tích lâu đời nhất mà con người ở quốc gia đó xuất hiện. Ở Việt Nam chúng ta thì cho tới hiện tại, dấu tích cổ xưa nhất của người Việt nằm tại An Khê, tỉnh Gia Lai với 0,8 triệu năm về trước. Đây sẽ là một bước ngoặt, một mốc sử khởi đầu đối người Việt chúng ta.”

—–PGS.TS Nguyễn Khắc Sử – Viện Khảo cổ học VN—–

Những phát hiện đáng kinh ngạc

Theo TS Nguyễn Gia Đối – quyền viện trưởng Viện Khảo cổ học VN thì di chỉ đồ đá cũ An Khê (thị xã An Khê, Gia Lai) được phát hiện từ năm 2014 với sự hợp tác của đoàn chuyên gia Việt – Nga.

Đến nay đã có 30 di tích khảo cổ học tiền sử, trong đó 21 địa điểm thời đại đá cũ đã được ghi nhận tại khu vực An Khê.

TS Nguyễn Gia Đối phát biểu tại Hội thảo sáng 30-3 – Ảnh: B.D

Kết quả khai quật 4 địa điểm gồm Gò Đá, Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4, Rộc Tưng 7 cho thấy đây là những di tích thuộc một kỹ nghệ đồng nhất, có địa tầng nguyên vẹn chứa các di tồn văn hoá của người nguyên thuỷ.

Các sưu tập di vật khá phong phú, mang đặc trưng loại hình kỹ thuật sơ kỳ đồ đá cũ như chopper, chooping-tool, mũi nhọn lớn, công cụ ghè một mặt, nạo lõm.

“Đặc biệt sự xuất hiện của công cụ rìu tay/ghè hai mặt trong kỹ nghệ này là một trong số ít trường hợp quý hiếm ở khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Đa số các nhà khoa học, học giả quốc tế đá thừa nhận tính chất sơ kỳ đá cũ của kỹ nghệ này.”

—–TS Nguyễn Gia Đối – quyền viện trưởng Viện Khảo cổ học VN—–

Công cụ lao động của người cổ tại An Khê có niên đại gần 1 triệu năm – Ảnh: B.D

Cũng theo quyền viện trưởng Viện Khảo cổ học, quá trình khai quật ở địa tầng di vật có niên đại 800.000 năm các nhà khoa học còn thu được các mảnh tektitle (thiên thạch) – tương đồng với kỹ nghệ di chỉ Bách Sắc (Trung Quốc) – một di chỉ đồ đá cũ rất nổi tiếng trong ngành khảo cổ học.

Cùng quan điểm trên, TS Anatony Derevianko – viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Nga cũng cho rằng những phát hiện dấu tích con người ở An Khê là đáng kinh ngạc.

Kỹ nghệ đồ đá cũ ở An Khê có niên đại cho tới nay là sớm nhất về dấu tích người cổ xưa trên toàn lãnh thổ của VN. Điểm đặc biệt là các mẫu vật xuất hiện một cách dày đặc, nằm trên một địa tầng.

Thậm chí các nhà khoa học còn phát hiện cả một công xưởng chế tác đồ đá, chứng tỏ rằng An Khê từng là nơi có rất đông cộng đồng người giai đoạn đứng thẳng cư trú.

Mô phòng 5 bước tiến hoá của loài người. Dấu tích người cổ tìm thấy tại di chỉ An Khê nằm ở giai đoạn “người đứng thẳng” (thứ ba từ trái qua) – Ảnh: B.D

“Có nhiều điểm chung giữa kỹ nghệ đá cũ Bách Sắc với An Khê. Nguyên nhân của sự giống nhau này có thể do môi trường tự nhiên tương tự giữa hai khu vực, khi môi trường tương đồng thì cộng đồng dân cư sinh sống ở đó tạo nên các nền văn hoá tương tự, tạo nên sự thích nghi mang tính thực dụng.”

—–Học giả Lin Qiang và Xie Guangmao (Trung Quốc)—–

“Người Việt không hề kém văn minh hơn người Âu, Phi”

Theo TS Derevianko, một nhận định lớn được nhà khảo cổ học người Mỹ Movius đưa ra và 70 năm nay vẫn gây tranh cãi là người cổ ở châu Á kém văn minh châu Phi, châu Âu.

Tuy nhiên, cùng với những gì đã tìm thấy ở An Khê thì có thể bước đầu nhận định người châu Á trong xa xưa không hề kém văn minh hơn người cổ từ châu Âu, châu Phi.

Các nhà khoa học làm việc tại một hố khai quật – Ảnh: B.D

TS Nguyễn Khắc Sử khi nêu quan điểm trước hội thảo ở An Khê cũng khẳng định rằng những bằng chứng giới khảo cổ học có được từ vùng đất An Khê đã phản biện một cách chắc chắn “thuyết Movius”.

PGS.TS Nguyễn Khắc Sử khẳng định: Suốt 70 năm nay quan điểm cho rằng người châu Âu, châu Phi văn minh hơn người châu Á đã gây rất nhiều tranh cãi. Điều đó cũng có nghĩa rằng người châu Á, người Việt chúng ta không có đóng góp gì lớn cho văn minh xa xưa của nhân loại.

Với niên đại, kỹ nghệ ở đá cũ An Khê thì có thể khẳng định chắc chắn rằng quan điểm đó đã sai lầm, người Việt xa xưa cũng đã rất văn minh, chúng ta đã hình thành một nền kỹ nghệ từ sớm hơn những gì cho tới nay được ghi nhận tại châu Âu, châu Phi.

Tuyến đường dẫn vào di chỉ đồ đá cũ An Khê tại xã Xuân An, thị xã An Khê,Gia Lai – Ảnh: B.D

Cũng theo TS Nguyễn Khắc Sử, ngoài An Khê thì tới nay di chỉ khảo cổ học sơ kỳ đồ đã cũ ở VN cũng tìm thấy tại Núi Đọ và một địa điểm khác.

Tuy nhiên niên đại các mẫu vật ở Núi Đọ khi đo được thì chỉ bằng ½ so với tuổi thọ của di chỉ tìm thấy tại An Khê, kỹ nghệ các công cụ ở Núi Đọ cũng thua xa.

Một trong hai nhà trưng bày di chỉ đồ đá cũ trên cánh đồng mía xã Xuân An, An Khê, Gia Lai – Ảnh: B.D

“So với di chỉ Bách Sắc ở Quảng Tây (Trung Quốc) thì cơ bản kỹ nghệ An Khê là giống. Kỹ nghệ ở Bách Sắc có tuổi tương đồng, nguyên liệu, kỹ thuật đều khá giống An Khê, chỉ khác nhau một chút về hình dáng mà thôi.” TS Sử nói thêm.

Khi so sánh kỹ nghệ tại di chỉ nổi tiếng Bách Sắc với kỹ nghệ di chỉ An Khê mới được tìm thấy, ngay cả các học giả Trung Quốc cũng đồng ý rằng có sự tương đồng.

“Sẽ đưa vào Quốc sử”

TS Nguyễn Gia Đối cho biết với những chứng cứ khoa học rất đáng tin cậy thì có thể nhận định An Khê là quê hương xuất hiện người nguyên thuỷ sớm nhất tại Việt Nam.

Phát hiện phức hợp di tích đá cũ An Khê cũng mở ra những nhận thức mới về lịch sử, cội nguồn, văn hoá con người Việt Nam cũng như khu vực. Thông tin này “gần như chắc chắn sẽ được đưa vào bộ Quốc sử”.

Theo Tuoitre.vn

Làng Stơr làm du lịch

Chúng tôi vừa có chuyến tham quan kéo dài 1 ngày đêm tại làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang. Và điều đáng mừng là, kinh tế thị trường đã dạy cho những người dân ở làng Anh hùng Núp biết cách làm du lịch trong bối cảnh giao lưu văn hóa thời hội nhập.

Đinh Mỡi, chàng thanh niên người Bahnar 30 tuổi sinh ra và lớn lên tại làng Stơr, làm nhiệm vụ quản lý Nhà lưu niệm Anh hùng Núp và tổ chức các sự kiện diễn ra tại làng Kông Hoa phục dựng, đưa chúng tôi viếng Nhà lưu niệm Anh hùng Núp. Lạ thay, công việc không chuyên mà Mỡi trôi chảy, lưu loát chẳng khác gì một hướng dẫn viên du lịch lành nghề. Chính chất giọng địa phương, nước da ngăm đen, gương mặt vuông vức của Mỡi khiến chúng tôi liên tưởng đến hình ảnh bok Núp ở cái thời bắn Pháp chảy máu. “Con cháu làng này đều giống bác Núp chứ chẳng riêng em”-như đoán được suy nghĩ của tôi, Mỡi buông câu nói đùa cùng nụ cười phô hàm răng trắng lóa.

Du khách tham quan làng Kông Hoa phục dựng. Ảnh: Đ.P

Men theo con đường hẹp lát đá núi chừng 300 m, ngược dốc quanh co, Đinh Mỡi đưa chúng tôi đến tham quan làng Kông Hoa phục dựng. Đầu làng là ngôi nhà rông có cây đa che bóng. Bên trong ngôi nhà, 2 bên vách treo gùi tre, cung nỏ cùng một số vật dụng lao động sản xuất phỏng theo lối sinh hoạt ngày trước. Ngay cửa, chiếc chiếu rộng trải lên sàn nhà, chén đũa sắp dọc 2 bên. “Dành cho khách dùng bữa khi có nhu cầu”-Đinh Mỡi giải thích. Làng có 7 ngôi nhà sàn, 4 nhà trong số đó có các hộ gia đình là cháu của ông Núp ở. Họ sống bằng nghề nông, vườn rẫy trên diện tích 6,6 ha (tính đến năm 2018) thuộc diện tích làng theo quy hoạch hoặc các nghề thủ công truyền thống như dệt vải, đan gùi, nấu rượu ghè ủ men lá. Khi khách tham quan có nhu cầu, họ làm dịch vụ ăn uống với các thức món truyền thống, phục vụ homestay ở 3 ngôi nhà còn lại. Trong không gian “bài trí”, làng còn có một số cây ăn quả thông thường như vú sữa, lê ki ma, xoài…

Bước vào ngôi nhà sàn lớn nhất giữa làng, chúng tôi gặp già Đinh Ngơn ngồi đan gùi. Dừng tay, nở nụ cười hiền khô, giọng nói ấm áp, già tiếp chuyện: “Vợ tôi là cháu ruột ông Núp, gọi cậu. Thời trẻ, tôi đi lính Cụ Hồ đánh Mỹ. Giờ già rồi, thời gian rỗi lên núi chặt mây tre đan gùi bán cho khách tham quan”. Quay sang góc bếp, già giới thiệu: “Con dâu của tôi đấy. Trưa nay có khách đặt cơm lam, gà nướng nên nó không lên rẫy, ở nhà rang đậu làm muối chấm. Chồng nó đang nướng gà ngoài góc sân”.

Xe máy cặp đôi, chúng tôi “phượt” đến địa điểm làng Kông Hoa xưa kia. Tay lái lụa vượt cung đường đất ngoằn ngoèo lởm chởm đá tai mèo men theo rẫy mì xanh tốt, giữa cánh rừng tái sinh. Chừng hơn 5 km thì bí lối. Dựng xe dưới tán cây, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình bằng cách lội bộ băng qua những tảng đá chông chênh. 15 phút sau thì đến làng. Di vật của làng cũ còn lại không nhiều ngoài cây xoài ngay đầu làng và mấy cây đa cổ thụ. Trước đó, chúng tôi được giới thiệu còn có vài chiếc cột nhà sàn của dân làng ngày ấy cháy nham nhở, nhưng hướng dẫn viên Đinh Mỡi tìm mãi chẳng thấy. Anh trả lời cho cái sự nhọc công tìm kiếm bằng tiếng thở dài: “Đành thôi, vì nơi này không có người quản lý di sản”.

Bữa trưa của chúng tôi được già Đinh Ngơn cùng vợ chồng anh con trai Đinh Đam bày sẵn. Tháng 3 rừng đầy gió, nắng dịu nhẹ trong không gian thanh sạch rợp bóng cây. Thức món truyền thống gồm cơm lam, gà nướng, rượu ghè được hậu duệ bác Núp làm dịch vụ ngon miệng hơn không chỉ bởi cảm giác mà nhờ vào nguyên liệu hoàn toàn từ làng.

Đêm xuống, nhà rông văn hóa làng Stơr nằm cách Nhà lưu niệm không xa sáng bừng ánh điện. Tiếng nhạc, lời gọi mời phát ra từ 2 chiếc loa cỡ lớn hút “lũ làng” già trẻ lớn bé hội về. Sự náo nức hiện lên trên mỗi gương mặt làm chúng tôi thật sự ngạc nhiên, nhất là trong thời buổi điều kiện tiếp nhận thông tin, giải trí rất sẵn! Biên đạo múa Đinh Thị Ngôn-người con của làng, có họ hàng với bác Núp, tốt nghiệp ngành Thanh nhạc, hệ cao đẳng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội-ra mắt đội múa thanh-thiếu niên của làng với những vũ điệu truyền thống và hiện đại. Họ biểu diễn khá chuyên nghiệp, phục trang đẹp mắt.

Chúng tôi ngủ lại trong 2 ngôi nhà tại làng Kông Hoa phục dựng. Giá dịch vụ chỉ 60.000 đồng/người/đêm. Chiếu cói trải sàn, chăn đơn mỏng trong đêm dài nằm nghe gió vờn qua vách núi. Tiếng chim ăn đêm nương cánh gió gửi vào hư không vô tình thôi mà nghe rõ mồn một. Bếp lửa được chúng tôi thay nhau cời cho đêm bớt phần sâu thẳm dù chẳng mấy lạnh. Một trải nghiệm thú vị-mọi người cùng chung nhận xét. Càng ấm lòng lúc chia tay cư dân của làng khi có mấy cháu nhỏ huơ tay vẫy chào, hẹn gặp lại bằng tiếng Kinh khá sõi. Hậu duệ anh hùng Núp thời đất nước hòa bình cùng các dân tộc anh em dựng xây đất nước, đẹp thay!

Theo Baogialai.com.vn

XEM THÊM : Sau Chiang Mai, các cửa hàng rau ở Việt Nam cũng bắt đầu chiến dịch hạn chế túi nilon. 

Chia sẻ58Tweet37Pin13

Liên quanBài viết

TOP 30 địa điểm “sống ảo” ấn tượng quên lối về khi du lịch Đà Lạt

Ảnh kỷ yếu theo phong cách poster phim nổi tiếng của teen Gia Lai

Ảnh kỷ yếu theo phong cách poster phim nổi tiếng của teen Gia Lai

Ảnh kỷ yếu theo phong cách poster phim nổi tiếng của teen Gia Lai

Ayun Hạ: Hồ trên núi. Gia Lai: Yêu cầu kiểm điểm tổ chức, cá nhân liên quan vụ xà xẻo tiền dịch vụ môi trường rừng

Tổng hợp 100 câu nói hay về cuộc sống đáng suy ngẫm

Gian nan đường vào Thác 50 – Thác Én Gia Lai. Mùa khô khốc liệt ở Gia Lai

Xem thêm
Bài tiếp
“Miền đất hứa” ngay trên quê mình. Vỡ mộng với “miền đất hứa“

Những phát hiện khảo cổ tại An Khê: Một cái nôi cổ xưa nhất của loài người trên thế giới. Phát hiện khảo cổ tại An Khê gây chấn động giới nghiên cứu lịch sử

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Post

DU LỊCH : Nơi dòng Sê San chia đôi…

Những rừng thông đẹp ít người biết ở Đà Lạt, chụp ảnh “bao đẹp, bao ngầu”. Đẹp ma mị những rừng thông Đà Lạt – điểm check in cực chất

Gia Lai: Phát hiện một vụ chặt phá rừng làm rẫy ở Ia Pa. Phát hiện vụ phá rừng từ nguồn tin quần chúng

Giống lúa thuần chất lượng cao TBR-225 hợp với Phú Thiện. Tôm cá Gia Lai

Category

  • Ẩm Thực Tây Nguyên
  • Công Nghệ
  • Du Lịch Tây Nguyên
  • Khám Phá Tây Nguyên
  • Kinh Doanh
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Thời Trang Tây Nguyên
  • Tin Đắk Lắk
  • Tin Đắk Nông
  • Tin Gia Lai
  • Tin Lâm Đồng
  • Tin tức
  • TOP
  • Văn Hóa Tây Nguyên

Tags

check in tại Việt Nam chè bưởi đà lạt du lịch đà lạt du lịch đà lạt 2 ngày 1 đêm du lịch đà lạt 3 ngày 2 đêm du lịch đà lạt 2019 du lịch đà lạt giá rẻ du lịch đà lạt tháng 12 du lịch đà lạt tự túc Giới thiệu tây nguyên Hồ T’Nưng Khu du lịch Lá Phong Đà Lạt Lịch sử Tây nguyên muối kiến vàng muối kiến vàng a lý muối kiến vàng bao nhiêu tiền muối kiến vàng chấm gì muối kiến vàng cách làm muối kiến vàng gia lai muối kiến vàng giá bao nhiêu muối kiến vàng hà nội muối kiến vàng là gì muối kiến vàng mua ở đâu muối kiến vàng phú yên muối kiến vàng tphcm mì cay 3 ngon đà lạt mì cay ngon nhất đà lạt mì cay ngon đà lạt mì cay ngon ở đà lạt mì cay đà lạt ở đâu ngon Nấc thang lên thiên đường nấc thang lên thiên đường bilutv nấc thang lên thiên đường bằng kiều nấc thang lên thiên đường hội an nấc thang lên thiên đường lyric nấc thang lên thiên đường thuyết minh nấc thang lên thiên đường trọn bộ nấc thang lên thiên đường tập 9 nấc thang lên thiên đường đà lạt Pháp luật quán mì cay ngon ở đà lạt sầu riêng thác Hang Én Tây nguyên ở đâu địa chỉ chè bưởi đà lạt

Chuyên Trang Quảng Bá Văn Hóa – Du Lịch – Ẩm Thực – Con Người… TÂY NGUYÊN

Liên kết
  • Dịch vụ
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Công ty
Quy định & chính sách
  • Về chúng tôi
  • Quy định pháp lý
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền thông tin
Liên hệ hơp tác
  • Hotline: 098.2222.874
  • Email: gialai.me@gmail.com
  • Liên hệ quảng cáo: 098.2222.874
  • Tầng 2, 240 Phan Đăng Lưu - Gia Lai
Hệ sinh thái Website
  • Website: Chợ Gia Lai - Chogialai.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Báo Mới Gia Lai - Baomoigialai.vn
  • Website: Người Gia Lai - Nguoigialai.vn
Hệ sinh thái Website
  • Website: Kênh 81 - Kenh81.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Địa điểm Gia Lai - Diadiemgialai.vn
  • Website: Người Tây Nguyên - Nguoitaynguyen.vn

© 2021 Gia Lai.Me

Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Blog
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Gia Lai
  • Kon Tum
  • Lâm Đồng
  • Trang chủ

© 2021 Người Tây Nguyên - Website đang chạy thử nghiệm.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In