Người Tây Nguyên
BOOK bài pr
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Người Tây Nguyên
BOOK bài pr
Plugin Install : Cart Icon need WooCommerce plugin to be installed.
Người Tây Nguyên
BOOK bài pr
Không kết quả
Xem tất cả kết quả

Nếu không khoanh được nợ!!!!! Người trồng tiêu có nguy cơ bị mất nhà?

admin bởi admin
4 năm trước đây
trong Chưa phân loại
285 12
0
142
Chia sẻ
1.3k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Tin mới

Cho Da Lat Co Gi 1

Bật mí cách chụp hình cực chất ở Chợ Đà Lạt view HongKong

Harizon Coffee O Da Lar 1

” Đột nhập ” ngay quán Horizon coffee đang gây bão cấp 12 tại Đà Lạt

Tour Vuon Hoa Lavender Da Lat 1

Chi tiết đường đi 2 cánh đồng hoa Lavender Đà Lạt mới với view siêu đẹp

Ve Dem O Doi Thien Phuc Duc 1024x644 1 1

Update kinh nghiệm săn mây ở Đồi Thiên Phúc Đức Đà Lạt

Kính gửi bộ trưởng. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nếu không khoanh được nợ!!!!!
Người trồng tiêu có nguy cơ bị mất nhà?

Kính gửi bộ trưởng. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Ai muốn về Gia Lai hôm nay.
Cây vàng đen giờ này trơ trụi gốc.
Giá hôm nay cũng ko còn mơ mộng.
Khắp xóm bản làng nợ cứ thế tăng lên.

Tiêu chết rồi trồng cây khác kế bên.
Chẳng khác gì mình đuổi theo cái bóng.
Ngồi uống cà phê tai còn nghe ngóng.
Giá mắc ca đang cháy bỏng thị trường.

Bơ bút được mùa giờ có cả sa chi.
Người nông dân mình chỉ tự học tự đi.
Tự mày mò tự tìm cây trồng mới.
Bộ nông nghiệp vẫn còn xa vời vợi.

Bận tiếp đoàn các nước ở châu Âu.
Cứ thế này nông dân biết về đâu.
Khi kiến thức giờ vẫn còn tự học.
Bao Lam lũ ngày đêm khó nhọc.

Chỉ chờ vào tất cả vận may.
Tôi tự hỏi nếu như có một ngày.
Trên đồng ruộng không bóng người cày cuốc.
Thì hỏi rằng nhà nước đói hay no.

Nhưng cuối năm tổng kết vẫn hô to.
Nông nghiệp cả năm vẫn trên đà tăng trưởng.
Mặc kệ thiên tai cây trồng đang vất vưởng.
Báo cáo này bộ trưởng vẫn thông qua.

Dân bây giờ chẳng biết sống xa hoa.
Tiêu đã chết giờ chỉ còn đống nợ.
Tiền ăn học cho con rồi tiền chợ.
Kiếp dân hèn cứ mắc nợ liên miên.

Dân bây giờ chẳng ước hóa thành tiên.
Khi vàng đen không còn là thế mạnh.
Mơ nhà lầu xe hơi nay đã tạnh.
Kiếp luân hồi cáo ko hóa thành tiên.

Tiêu chết rồi nhiều người cũng hóa điên.
Vài năm trước đây họ nằm trong hộ khá.
Nhưng hôm nay nợ ngân hàng tơi tả.
Biết bao giờ trả hết nợ vì tiêu!!!!!

P/s người Con Gia Lai
30/5/2018.

Tiêu chết hàng loạt, nông dân Tây Nguyên thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng

Thống kê đến ngày 25/10, diện tích tiêu bị chết do sâu bệnh hại gây nên của các tỉnh Tây Nguyên là trên 3.250 ha; trong đó tập trung nhiều nhất là tỉnh Gia Lai, Đắk Nông làm thiệt hại cho các nông hộ hàng ngàn tỷ đồng. Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn gần 3.000 ha cây hồ tiêu đang nhiễm bệnh hại, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm nên khả năng diện tích tiêu bị chết còn tăng lên…
Một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do các nông hộ bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng ồ ạt mở rộng diện tích cây hồ tiêu tăng lên gấp nhiều lần so với quy hoạch.
Theo quy hoạch cây tiêu của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 mới đạt 15.000 ha, thế nhưng nay đã tăng lên trên 38.616 ha. Tỉnh Đắk Nông quy hoạch đến năm 2025 đưa diện tích tiêu tăng lên 13.000 ha nhưng nay đã là 36.300 ha. Tỉnh Gia Lai quy hoạch đến năm 2020 là 6.000 ha nay đã tăng lên gần 16.322 ha.
Nghiêm trọng hơn, các nông hộ sản xuất cây hồ tiêu ở Tây Nguyên còn đưa cây hồ tiêu vào trồng trên những vùng đất không thích hợp, thoát nước kém, nhất là những vùng đất dễ bị ngập úng khi có mưa lũ.
Mặt khác, cũng chính chạy theo phong trào nên các nông hộ sử dụng các giống tiêu không rõ nguồn gốc, đầu tư thâm canh quá mức, sử dụng phân hóa học quá liều lượng dẫn đến cây hồ tiêu bị ngộ độc… Khi giá tiêu hạt rơi xuống thấp, các nông hộ sản xuất tiêu ở Tây Nguyên không đầu tư chăm sóc đầy đủ làm cho cây hồ tiêu kém phát triển, bị suy kiệt dễ dẫn đến tình trạng vườn cây bị nhiễm sâu bệnh hại làm chết hàng loạt.
Các địa phương như Chư Prông, Chư Pứh, Đắk Song, Cư Kuin, Ea H’leo… là những vùng tiêu trong điểm của các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk nhưng hiện nay nhiều diện tích vườn cây đang bị sâu bệnh hại gây chết hàng loạt. Theo các nông hộ trồng tiêu ở Tây Nguyên, mỗi ha tiêu trồng mới đầu tư từ 450 – 500 triệu đồng cho mỗi ha, sau thời gian 3 năm chăm sóc kiến thiết cơ bản mới bắt đầu thu bói. Phần lớn nguồn vốn đầu tư mở rộng diện tích cây tiêu đều vay của các ngân hàng thương mại.
Huyện Chư Prông là một trong những vùng trồng tiêu trọng điểm của tỉnh Gia Lai nhưng hiện nay đã có hơn 1.400 ha trong số 2.500 ha tiêu bị chết làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh trắng tay.
Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên đã đề nghị các tỉnh vùng Tây Nguyên sớm quy hoạch lại diện tích cây hồ tiêu, kiên quyết không mở rộng mới thêm diện tích mà chỉ đầu tư thâm canh diện tích cây tiêu hiện có.
Mặt khác, tiến hành kiểm tra, phân loại lại diện tích các vườn tiêu, đối với ở những vũng, dễ bị ngập nước, thoát nước kém trong mùa mưa. Đồng thời, hướng dẫn các nông hộ cần có kế hoạch chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc tiến hành vun gốc tiêu vào đầu mùa mưa, trồng cây lạc dại che phủ đất, đào mương thoát nước đối với những vùng đất thoát nước kém, tủ gốc cho cây tiêu vào mùa khô.
Đối với các vườn tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm kiên quyết không trồng tái canh mà chuyển sang trồng các loại cây trồng khác để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ngoài ra, Viện cũng hướng dẫn các nông hộ sử dụng các loại cây trụ sống như cây muồng đen, keo dậu, núc nát, cây gòn để cho cây hồ tiêu leo bám (chú ý rong tỉa cây trụ sống trong mùa mưa để tạo độ thông thoáng cho vườn tiêu, hạn chế nấm bệnh phát triển), đối với các vườn hồ tiêu trồng bằng loại trụ bê tông, các nông hộ cần trồng xen cây trụ sống để làm cây che bóng cho vườn tiêu.
Mặt khác, Viện khuyến cáo đối với các nông hộ hàng năm sử dụng từ 10 đến 15 tấn phân hữu cơ bón cho mỗi ha tiêu, phun phân bón lá chuyên dùng mỗi năm từ 2 đến 3 lần, bón phân hóa học cân đối, hợp lý (bón phân khoáng cho cây tiêu theo độ phì của đất và nhu cầu dinh dưỡng của cây hồ tiêu). Đặc biệt, các nông hộ cần ưu tiên quản lý bệnh hại trên cây tiêu bằng các chế phẩm sinh học, nhất là sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ bệnh nấm Phytophthora, hạn chế tuyến trùng gây hại trên cây tiêu…
Theo thống kê, các tỉnh Tây Nguyên hiện có trên 92.992 ha tiêu; trong đó, diện tích tiêu đã đi vào kinh doanh cho thu hoạch 50.099 ha. Diện tích cây hồ tiêu tập trung nhiều nhất ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai.
Quang Huy  (TTXVN)

Đắk Nông: Nông dân điêu đứng vì cây tiêu bị nhiễm bệnh chết hàng loạt

Trong hơn 01 tháng trở lại đây, hàng trăm hộ nông dân trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hết sức bàng hoàng và sửng sốt trước tình trạng dịch bệnh lan nhanh dẫn đến cây tiêu chết hàng loạt. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có hơn 2.200ha bị nhiễm bệnh, trong đó có hơn 400ha bị chết hoàn toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế của nông dân nơi đây.

Bất lực nhìn cây tiêu chết

Theo chu kỳ, vào thời điểm này, cây tiêu đang trong giai đoạn nuôi trái để chuẩn bị cho đợt thu hoạch dự kiến khoảng 02 tháng tới. Thế nhưng, nhiều gia đình trồng tiêu trên địa bàn huyện Đắk Sông (Đắk Nông) đều có chung cảm giác là thấy lo lắng và bất an vì mỗi ngày phải chứng kiến cảnh tượng hằng trăm gốc tiêu bị bệnh rồi chết, trong khi giá tiêu đang ở mức thấp nhất trong 08 năm trở lại đây.

Ông Nguyễn Văn Ba ở xã Nam N’Jang (huyện Đắk Song), người có thâm niên trồng tiêu cả chục năm nay cho biết: Nhiều năm nay, tiêu là cây trồng chủ lực và nguồn thu chính của gia đình. Tuy nhiên, không hiểu vì sao chỉ trong khoảng 03 tháng mưa vừa rồi vườn tiêu nhà tôi đột ngột nhiễm bệnh vàng lá, sau đó rụng dần rồi chết cả mấy trăm gốc. “Nói thật, nếu tốc độ nhiễm bệnh và chết kiểu này thì chắc năm nay vườn tiêu hơn một nghìn trụ chắc không kịp thu hoạch” – ông Ba lo lắng nói.

Cũng là người trồng tiêu thuộc diện kỳ cựu ở xã Đắk R’Tih (huyện Tuy Đức), ông Mai Xuân Lam cho hay: Cách đây chưa đầy 02 tháng, có khoảng 30 cây tiêu bị vàng lá, tôi liền đi mua đủ loại thuốc về phun, xịt kết hợp với bón phân nhưng không những không giảm bệnh mà số lượng cây tiêu bị nhiễm còn tăng lên. “Trồng tiêu nhiều năm, tôi chưa thấy năm nào tiêu bị bệnh và chết nhiều như năm nay, khổ nỗi giá năm nay lại quá thấp khoảng 50.000đồng/kg bằng một nữa năm ngoái” – ông Lam trăn trở nói.

Nhiều nguyên nhân gây hại

Theo ông Lê Quang Dần – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đắk Nông, ngoài các nguyên nhân khách quan như thời tiết trong năm mưa nhiều, độ ẩm đất và không khí cao tạo điều kiện cho nấm, bệnh, vi khuẩn phát triển gây hại cây tiêu thì một nguyên nhân được xem khá quan trọng ảnh hưởng trực tiếp, đó là do mấy năm qua giá tiêu tăng cao nên người dân ồ ạt mở rộng diện tích không theo quy hoạch.

Bên cạnh đó, có một số vùng người dân trồng tiêu trên những vùng có chất đất thấp, trũng nước, trồng ở những diện tích đất đã bị nhiễm bệnh mà chưa qua xử lý. Ngoài ra, việc sử dụng những nguồn giống không rõ nguồn gốc, giống lấy trên những vườn đã không đảm bảo về sạch bệnh…

“Thời gian qua, có nhiều hộ sử dụng lại trụ cũ mua từ nơi khác về trồng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về nguồn bệnh và thực trạng bà con nông dân lạm dụng quá nhiều các loại thuốc hóa học, thuốc kích thích sinh trưởng vô tình làm suy yếu khả năng kháng bệnh của cây tiêu” – ông Lê Quang Dần chia sẻ thêm.

Theo Báo cáo số 2400 ngày 22/10/2018 của Sở NN&PTNT Đắk Nông, tính đến ngày 18/10/2018, toàn tỉnh có 2.200ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh. Trong đó, huyện Đắk Song hơn 1.696ha, huyện Tuy Đức hơn 224ha, huyện Đắk G’Long hơn 115ha, thị xã Gia Nghĩa khoảng 85ha, huyện Đắk R’Lấp 38ha…

Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT Đắk Nông, tính đến thời điểm này, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với UBND các huyện, thị xã, các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu.

Đồng thời, hướng dẫn nông dân xử lý những diện tích đã nhiễm bệnh và phòng trừ những diện tích chưa bị để tránh thiệt hại. Hiện, Sở NN&PTNT đang cử cán bộ phối hợp với các địa phương theo dõi, thống kê nhằm đánh giá tình hình bệnh hại để hướng dẫn người dân có các biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

Tuy nhiên, theo ông Lê Quang Dần, để hạn chế tối đa bệnh hại trên cây tiêu lây lan nhanh, Sở NN&PTNT vừa kiến nghị UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các Sở ngành liên quan cùng các địa phương kiên quyết xử lý, tiêu hủy những diện tích cây tiêu bị nhiễm bệnh nặng, không còn khả năng phục hồi.

Phạm Hoài

  • Đắk Nông: Sắp di dời cơ sở sản xuất hạt nhựa ‘không phép’ vào cụm công nghiệp
  • Đắk Nông: Kỳ lạ! Đường của dân bị ‘nắn’ thẳng vào rẫy của sếp doanh nghiệp
  • Đắk Nông: Đồng ý miễn nhiệm chủ tịch huyện nhiều tai tiếng

Theo Baotainguyenmoitruong.vn

Chia sẻ57Tweet36Pin13

Liên quanBài viết

Cho Da Lat Co Gi 1

Bật mí cách chụp hình cực chất ở Chợ Đà Lạt view HongKong

Harizon Coffee O Da Lar 1

” Đột nhập ” ngay quán Horizon coffee đang gây bão cấp 12 tại Đà Lạt

Tour Vuon Hoa Lavender Da Lat 1

Chi tiết đường đi 2 cánh đồng hoa Lavender Đà Lạt mới với view siêu đẹp

Ve Dem O Doi Thien Phuc Duc 1024x644 1 1

Update kinh nghiệm săn mây ở Đồi Thiên Phúc Đức Đà Lạt

Xem thêm
Bài tiếp

TP.Pleiku:Khẩn trương điều tra vụ phá hoại gần 2 ngàn gốc chanh dây

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Post

Best places around the world to go kayaking

DU LỊCH : Nơi dòng Sê San chia đôi…

Những thực phẩm làm đẹp da trong mùa lạnh

Category

  • Ẩm Thực Tây Nguyên
  • Công Nghệ
  • Du Lịch Tây Nguyên
  • Khám Phá Tây Nguyên
  • Kinh Doanh
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Thời Trang Tây Nguyên
  • Tin Đắk Lắk
  • Tin Đắk Nông
  • Tin Gia Lai
  • Tin Lâm Đồng
  • Tin tức
  • TOP
  • Văn Hóa Tây Nguyên

Tags

check in tại Việt Nam chè bưởi đà lạt du lịch đà lạt du lịch đà lạt 2 ngày 1 đêm du lịch đà lạt 3 ngày 2 đêm du lịch đà lạt 2019 du lịch đà lạt giá rẻ du lịch đà lạt tháng 12 du lịch đà lạt tự túc Giới thiệu tây nguyên Hồ T’Nưng Khu du lịch Lá Phong Đà Lạt Lịch sử Tây nguyên muối kiến vàng muối kiến vàng a lý muối kiến vàng bao nhiêu tiền muối kiến vàng chấm gì muối kiến vàng cách làm muối kiến vàng gia lai muối kiến vàng giá bao nhiêu muối kiến vàng hà nội muối kiến vàng là gì muối kiến vàng mua ở đâu muối kiến vàng phú yên muối kiến vàng tphcm mì cay 3 ngon đà lạt mì cay ngon nhất đà lạt mì cay ngon đà lạt mì cay ngon ở đà lạt mì cay đà lạt ở đâu ngon Nấc thang lên thiên đường nấc thang lên thiên đường bilutv nấc thang lên thiên đường bằng kiều nấc thang lên thiên đường hội an nấc thang lên thiên đường lyric nấc thang lên thiên đường thuyết minh nấc thang lên thiên đường trọn bộ nấc thang lên thiên đường tập 9 nấc thang lên thiên đường đà lạt Pháp luật quán mì cay ngon ở đà lạt sầu riêng thác Hang Én Tây nguyên ở đâu địa chỉ chè bưởi đà lạt

Chuyên Trang Quảng Bá Văn Hóa – Du Lịch – Ẩm Thực – Con Người… TÂY NGUYÊN

Liên kết
  • Dịch vụ
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Công ty
Quy định & chính sách
  • Về chúng tôi
  • Quy định pháp lý
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền thông tin
Liên hệ hơp tác
  • Hotline: 098.2222.874
  • Email: gialai.me@gmail.com
  • Liên hệ quảng cáo: 098.2222.874
  • Tầng 2, 240 Phan Đăng Lưu - Gia Lai
Hệ sinh thái Website
  • Website: Chợ Gia Lai - Chogialai.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Báo Mới Gia Lai - Baomoigialai.vn
  • Website: Người Gia Lai - Nguoigialai.vn
Hệ sinh thái Website
  • Website: Kênh 81 - Kenh81.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Địa điểm Gia Lai - Diadiemgialai.vn
  • Website: Người Tây Nguyên - Nguoitaynguyen.vn

© 2021 Gia Lai.Me

Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Blog
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Gia Lai
  • Kon Tum
  • Lâm Đồng
  • Trang chủ

© 2021 Người Tây Nguyên - Website đang chạy thử nghiệm.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In