Người Tây Nguyên
BOOK bài pr
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Người Tây Nguyên
BOOK bài pr
Plugin Install : Cart Icon need WooCommerce plugin to be installed.
Người Tây Nguyên
BOOK bài pr
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Tin tức

Người Sài Gòn đối mặt nguy cơ ung thư phổi nếu hít quá nhiều bụi mịn ngoài đường. Nguy hiểm bụi mịn đi thẳng vào phổi

admin bởi admin
4 năm trước đây
trong Tin tức
281 9
0
139
Chia sẻ
1.3k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Tin mới

Covid 19 2 3501 2

Đắk Lắk: Thêm một bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong

Dak Lak Don Them 388 Cong Dan Tu Binh Duong 3

Đắk Lắk đón thêm 388 công dân từ Bình Dương

23326241518070134061580375843141581971844175n 16289240177922094594381 2

Đắk Lắk: Kéo nhau vào lò mổ heo đánh bạc bất chấp dịch bệnh

H12 2

Đắk Lắk: Cô gái 18 tuổi bỏ ra ngoài khi sắp hết thời gian cách ly

Các hạt bụi min trong không khí dễ gây các bệnh về hô hấp

Người Sài Gòn đối mặt nguy cơ ung thư phổi nếu hít quá nhiều bụi mịn ngoài đường

Hít phải bụi mịn trước mắt gây ra các triệu chứng: ho, khó thở, nặng ngực. Về lâu dài gây ra các bệnh lí đường hô hấp ở trẻ em, gây giảm chức năng phổi, khả năng sinh ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Theo số liệu của Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, trong 10 năm gần đây, các chỉ số về bụi, hạt bụi mịn (PM10), siêu mịn (PM2.5), NO2, ở những vị trí quan trắc ảnh hưởng do hoạt động giao thông ở TP.HCM luôn vượt chuẩn, có nơi gấp gần 10 lần quy chuẩn.
Đây là những thông số được Trung tâm tính toán từ các thống số đo được vào thời điểm sáng từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30, chiều từ 15 giờ đến 16 giờ.

Nguyên nhân từ đâu?

Thạc sĩ, bác sĩ Dương Minh Ngọc – Giảng viên phân môn Hô hấp, Bộ môn Nội, Đại học Y dược TP.HCM, cho biết hạt bụi mịn PM2.5 là hạt bụi có kích thước < 2,5 micromet (viết tắt là µm, bằng 1 phần triệu mét). Tương tự, hạt bụi PM10 là hạt bụi có kích thước < 10 µm.
Đây là những hạt bụi có kích thước rất nhỏ, có thể vượt qua hàng rào lọc bụi ở mũi để vào sâu trong hệ hô hấp của con người. Nguồn gốc chủ yếu của bụi PM10 và PM2,5 là do khói từ các phương tiện giao thông như tàu, xe, hoạt động nấu ăn và bụi công nghiệp.
Khí CO là khí được tạo ra khi carbon trong nhiên liệu bị đốt cháy không hoàn toàn. Khí CO có thể có nguồn gốc tự nhiên như cháy rừng hay do con người tạo ra (khói thải từ các động cơ tàu, xe). Và tất cả mọi người đều tiếp xúc hay hít phải khí CO ở một mức độ nào đó, từ ít tới nhiều. Có những nơi và thời điểm trong ngày mà mật độ giao thông đông đúc, tạo ra nhiều khí CO hơn so với những nơi khác.
Ở góc độ khác, chúng ta cũng có thể hít phải khí CO khi hút thuốc lá chủ động hay thụ động. Ngoài ra, khí CO còn được sinh ra từ các bếp than trong nhà (các vụ ngộ độc CO do dùng bếp than tổ ong để sưởi ấm trong mùa đông).
Còn khí SO2 được sinh ra chủ yếu từ các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ. Do vậy khi các động cơ đốt dùng nhiên liệu hóa thạch còn được sử dụng, chúng ta vẫn còn hít phải khí này từ môi trường.
Cuối cùng, khí NO2 có thể có nguồn gốc tự nhiên như giông, sét hay do các hoạt động của con người, chủ yếu từ đốt nhiên liệu hóa thạch như than đá hay dầu mỏ. Phần lớn khí NO2 trong các thành phố đến từ các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô,…
Người Sài Gòn đối mặt nguy cơ ung thư phổi nếu hít quá nhiều bụi mịn ngoài đường - ảnh 2 Hít phải bụi này, trước mắt gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, nặng ngực. Về lâu dài gây ra các bệnh lí đường hô hấp ở trẻ em, gây giảm chức năng phổi, gây ra các đợt kịch phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay hen; một số nghiên cứu cho thấy khả năng sinh ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Người Sài Gòn đối mặt nguy cơ ung thư phổi nếu hít quá nhiều bụi mịn ngoài đường - ảnh 3
ThS, BS Dương Minh Ngọc

Đại diện Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường cũng cho biết NO2 phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu: đặc trưng cho ô nhiễm công nghiệp và giao thông. Gần đây, NO2 trong không khí ở TP.HCM có xu hướng giảm có thể là do chính sách yêu cầu xử lý khí thải ngày càng chặt của các doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu để đốt.

Tác hại của ô nhiễm không khí

ThS, BS Ngọc cho biết, những hạt bụi nhỏ kích cỡ < 2.5 µm có thể vào sâu trong phổi, vượt qua các hàng rào bảo vệ thông thường của đường thở.
“Hít phải bụi này, trước mắt gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, nặng ngực. Về lâu dài gây ra các bệnh lí đường hô hấp ở trẻ em, gây giảm chức năng phổi, gây ra các đợt kịch phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay hen; một số nghiên cứu cho thấy khả năng sinh ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, BS Ngọc cho biết thêm.
Khí CO đi vào trong cơ thể rất nhanh sau khi hít phải. Nếu hít phải khí CO ở nồng độ cao, bạn sẽ chết; nồng độ thấp hơn sẽ gây tổn thương tim và não. Đối với phụ nữ có thai, hít phải CO nồng độ cao, có thể gây sảy thai; nồng độ thấp hơn trong suốt thai kì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần của em bé sau khi sinh. Đây là điều cần lưu ý đối với phụ nữ có thai.

 

Thống số bụi tại An Sương qua các năm (đơn vị µg/m3)
ĐỒ HỌA: VŨ PHƯỢNG
Tương tự, sau khi hít phải SO2, khí này sẽ nhanh chóng vào trong máu, bị biến đổi và được thải ra ngoài. Các nghiên cứu cho thấy tiếp xúc trong thời gian ngắn với SO2 ở nồng độ cao 100 ppm (parts per million – một phần triệu) có thể ảnh hưởng tính mạng. Tiếp xúc ở nồng độ thấp 0,4-3 ppm trong thời gian dài sẽ làm giảm chức năng phổi.
Còn khí NO2 khi hít phải cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Cụ thể là gây viêm đường thở, giảm chức năng miễn dịch đối với nhiễm trùng, có thể gây ra các triệu chứng như khò khè, ho. Có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân hen, gây ra các đợt kịch phát hen.

 

NO2 có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức trên quy chuẩn
ĐỒ HỌA: VŨ PHƯỢNG

Cần làm gì để phòng tránh?

BS Ngọc cho biết, để bảo vệ sức khỏe khi mức độ ô nhiễm không khí cao, tốt nhất là ở trong nhà có máy lọc bụi. Nếu không có máy lọc bụi cho cả căn nhà, có thể dùng máy lọc cho chỉ một phòng, cần nhất là phòng ngủ. Tránh di chuyển đến các nơi có mật độ giao thông đông đúc. Hạn chế các hoạt động tập luyện thể dục thể thao gần những nơi này.
Mang khẩu trang khi đi ra đường cũng là một cách để đối phó với ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, đối với các loại khẩu trang thông thường, không thể ngăn được bụi có kích thước nhỏ như PM2.5 hay PM10. Các khẩu trang chuyên dụng như N95 theo hướng dẫn của nhà sản xuất có thể ngăn ngừa được các loại bụi này, nhưng lưu ý khi dùng cần phải đúng.

“Những bệnh nhân có bệnh tim, phổi thường xuyên khó thở, khi dùng loại khẩu trang N95 có thể làm cho bệnh nhân khó thở nhiều hơn và cần phải thận trọng khi sử dụng”, BS Ngọc lưu ý.

Nguy hiểm bụi mịn đi thẳng vào phổi

TTO – Bụi mịn đang gây hại nghiêm trọng ở Hà Nội và TP.HCM. Nghiên cứu gần đây cảnh báo tại VN bụi mịn rất nhiều, có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.

Một người mẹ đeo khẩu trang cho con của mình khi dừng xe máy chờ đèn đỏ trên đường Hoàng Minh Giám, Q. Phú Nhuận, TP.HCM chiều 2-1 – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Nồng độ bụi mịn ở các thành phố lớn ngày càng tăng – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Các nhà khoa học và chuyên gia y tế lo lắng vì tần suất bụi ngày càng tăng…

Trong tháng vừa qua, nhiều người ở Hà Nội cảm thấy ngột ngạt, không khí mờ mịt vì bụi lơ lửng trong không khí, mức độ ô nhiễm càng cao ở các điểm có nhiều phương tiện qua lại.

Chị Thùy, người Hà Nội, cho hay những ngày tháng 1 chị thấy khó thở, ho. Chị và nhiều đồng nghiệp luôn phải đóng kín cửa, bịt kín các khe hở trên cửa, sắm thiết bị lọc không khí.

Có những thời điểm trong tháng 1-2019, nồng độ bụi mịn vượt mức 100, gấp trên 2 lần quy chuẩn quốc gia và trên 4 lần so với quy chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Loại bụi mịn này hình thành từ các chất như carbon, sunphua, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. PM2.5 có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên nhiều căn bệnh chết người như bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch.

Ông Hoàng Dương Tùng

Hà Nội và TP.HCM đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí. Năm 2019, nhiều ngày bụi liên tục lơ lửng trong không khí, gây tình trạng khó chịu cho sức khỏe nhiều người.

Do bụi mịn PM2.5 với kích cỡ li ti bằng 1/30 sợi tóc nên được coi là “sát thủ” nguy hiểm nhất trong không khí bởi khả năng len lỏi sâu vào cơ thể, gây ra hàng loạt bệnh về hô hấp.

Ô nhiễm không khí đã tới mức gây hại

Trên tuyến đường Phạm Văn Đồng – nơi đang có các dự án đầu tư xây dựng tuyến đường trên cao đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long, Hà Nội, trong những ngày hanh khô, dọc tuyến đường này bao trùm khói bụi. Dọc hai bên đường, nhà dân bị phủ những lớp bụi dày do các phương tiện giao thông qua lại cuốn lên.

Tuyến đường Phạm Văn Đồng giống như “điểm đen” về ô nhiễm không khí, điều đó được phản ánh qua kết quả quan trắc chất lượng không khí nơi đây luôn ở mức cao nhất trong 10 điểm đo không khí của Sở Tài nguyên – môi trường Hà Nội.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn tại Việt Nam đã nhiều lần được báo động, đặc biệt là các TP lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Theo các chuyên gia, với ngưỡng phân chia chất lượng không khí thành 5 nhóm tác động đến sức khỏe con người từ: tốt, trung bình, kém, xấu, nguy hại, chất lượng không khí ở Hà Nội luôn ở nhóm kém trong quý 1 của năm rồi.

Gần đây nhất, số liệu quan trắc tại 10 trạm đo chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở Hà Nội do Sở Tài nguyên – môi trường Hà Nội thực hiện cho thấy tuần từ ngày 20 đến 26-1-2019, chất lượng không khí trên địa bàn TP Hà Nội suy giảm rõ rệt so với những tuần trước đó, nhiều nơi ở mức kém và xấu.

Công trình thi công đào đường hạ ngầm trên phố Thụy Khuê, Hà Nội từ cuối năm 2018. sau đào đường dùng đá bẩn san lấp, gặp mưa cả phố ngập bùn cát pha loãng, khi hanh khô trở thành nguồn bụi gây ô nhiễm không khí – Ảnh: X.LONG

Cảnh báo ở TP.HCM

Tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm bụi mịn cũng là thực trạng đáng báo động ở TP.HCM, dù các chỉ số có dấu hiệu tích cực hơn so với chất lượng không khí ở Hà Nội.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Anh Thư, cán bộ nghiên cứu về chất lượng không khí của GreenID, cho biết trong 3 năm gần đây, GreenID đều tiến hành các báo cáo định kỳ đánh giá chất lượng không khí ở 2 TP lớn là Hà Nội và TP.HCM.

“Theo những đánh giá của chúng tôi và các báo cáo chất lượng không khí trong những năm gần đây thì hai TP lớn là Hà Nội và TP.HCM đang phải đối mặt với ô nhiễm bụi, nồng độ bụi mịn (PM2.5) trong không khí vẫn ở mức cao” – bà Anh Thư nhận định.

Theo các chuyên gia về chất lượng không khí, có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM khiến chất lượng không khí ngày càng kém.

Bà Anh Thư cho rằng sự gia tăng của các nguồn gây ô nhiễm nội ô như số lượng các phương tiện giao thông, các hoạt động xây dựng, các hoạt động sinh hoạt của người dân là nguyên nhân hàng đầu khiến chất lượng không khí suy giảm.

“Quy hoạch đô thị trong các TP lớn có quá nhiều nhà cao tầng cùng với các điều kiện thời tiết như nghịch nhiệt khiến khối không khí bị ô nhiễm không thể phát tán lên cao. Ngoài ra, các nguồn khí thải bên ngoài theo hướng gió, đặc biệt là từ các khu công nghiệp hay ô nhiễm không khí xuyên biên giới từ các nước láng giềng cũng ảnh hưởng tới miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng” – bà Thư nói.

Bụi mịn đi thẳng vào phổi

Lý giải về tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội diễn biến ở mức xấu và nguy hại trong những tuần đầu năm 2019, ông Hoàng Dương Tùng – chủ tịch Mạng lưới không khí sạch VN – cho rằng hoạt động giao thông ở Hà Nội trong những ngày qua tăng đột biến về số lượng phương tiện, tình trạng ùn tắc kéo dài ở nhiều điểm trên địa bàn TP dẫn tới chất lượng không khí suy giảm và ô nhiễm.

Ngoài ra, quy luật là càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp, khi hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra trong những ngày mùa đông, càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng cao. Khi đó, lớp nghịch nhiệt sẽ ngăn chất ô nhiễm phát tán lên cao, các chất ô nhiễm bị giữ lại trong môi trường không khí làm nồng độ các chất ô nhiễm tăng cao khiến môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề.

Theo ông Tùng, chỉ số ô nhiễm bụi PM2.5 lên cao ở các TP lớn là điều rất đáng ngại bởi PM2.5 là các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet, bằng khoảng 1/30 sợi tóc con người, có thể đi thẳng vào phổi. Loại bụi này hình thành từ các chất như carbon, sunphua, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. PM2.5 có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên nhiều căn bệnh chết người như bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch.

Theo các chuyên gia, trong ngắn hạn ô nhiễm không khí gây tình trạng khó chịu, khó thở, viêm mãn tính âm thầm, nhưng về lâu dài khi người đó tuổi cao, sức đề kháng giảm, ô nhiễm không khí có thể gây nhiều loại bệnh như phổi tắc nghẽn mãn tính. Chất lượng môi trường không khí cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em.

Một số nước cũng có những thời điểm nồng độ bụi mịn cao trong một số ngày giống Việt Nam như Hàn Quốc. Tuy nhiên, Hàn Quốc đang có những hành động rất mạnh trong khống chế nồng độ bụi mịn.

Mỗi khi nồng độ bụi mịn chạm mức 50 mg/m3, Phòng phụ trách quản lý môi trường ở Seoul sẽ gửi tin nhắn cho người dân để người già, trẻ em hạn chế ra đường, miễn phí phương tiện công cộng trong giờ cao điểm…

Nhưng tại VN, các cơ quan thực thi pháp luật khá chậm trễ trong việc xử lý phương tiện chở đất đá không có bạt che, làm rơi vãi đất đá ra môi trường cũng như cung cấp xe hút bụi, tưới đường nhằm hạn chế bớt bụi, bảo vệ sức khỏe người dân.

Đã ba năm nay, vấn đề bụi không khí được nhắc tới nhiều, nhưng xử lý tình trạng này lại có dấu hiệu thụt lùi, ví dụ như ở Hà Nội gần đây xe hút bụi rất ít hoạt động. Bảo vệ sức khỏe người dân trước hết phải từ dự phòng và bảo vệ môi trường.

Theo bà Nguyễn Thị Anh Thư – cán bộ nghiên cứu về chất lượng không khí của GreenID, để cải thiện ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP.HCM, cần phải có sự chung tay giữa chính quyền và người dân, đồng thời cũng cần sự phối hợp giữa các ban ngành khác nhau.

Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung:

Ô nhiễm không khí là vấn đề môi trường nghiêm trọng

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết thực trạng ô nhiễm không khí đang là vấn đề môi trường nghiêm trọng của Hà Nội.

Theo ông Chung, ô nhiễm không khí ở Hà Nội có 2 nguồn gây ô nhiễm chính là tình trạng phá dỡ các công trình xây dựng, các công trường xây dựng và nguồn thải từ lượng ôtô, xe máy lưu thông quá lớn với 5,8 triệu xe máy và 0,7 triệu ôtô. Để đánh giá hiện trạng không khí, năm 2018 Hà Nội đã lắp đặt 11 trạm quan trắc không khí.

Ông Chung cho biết trong năm 2019, 2020, Hà Nội phấn đấu lắp đặt thêm 95 trạm quan trắc không khí tầm thấp, tầm cao, đồng thời lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường nước của các dòng sông.

Ngoài ra, để cải thiện ô nhiễm không khí, Hà Nội đang thực hiện chương trình trồng 1 triệu cây xanh. Đến năm 2020 phấn đấu trồng thêm 600.000 cây xanh.

Đồng thời tiếp tục chiến dịch hỗ trợ kinh phí để người dân giảm sử dụng than tổ ong, tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc dùng than tổ ong để hạn chế nguồn gây ô nhiễm.

XEM THÊM : Bầu Đức sẽ tự trả trăm tỷ thay HAGL nếu thua kiện FPT Capital. Tại sao bầu Đức tự trả 141 tỷ đồng cho FPT Capital nếu HAGL thua kiện?

Chia sẻ56Tweet35Pin13

Liên quanBài viết

Covid 19 2 3501 2

Đắk Lắk: Thêm một bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong

Dak Lak Don Them 388 Cong Dan Tu Binh Duong 3

Đắk Lắk đón thêm 388 công dân từ Bình Dương

23326241518070134061580375843141581971844175n 16289240177922094594381 2

Đắk Lắk: Kéo nhau vào lò mổ heo đánh bạc bất chấp dịch bệnh

H12 2

Đắk Lắk: Cô gái 18 tuổi bỏ ra ngoài khi sắp hết thời gian cách ly

Xem thêm
Bài tiếp
Gia Lai: Phát hiện một vụ chặt phá rừng làm rẫy ở Ia Pa. Phát hiện vụ phá rừng từ nguồn tin quần chúng

Gia Lai: Châm lửa đốt nhà người tình làm bé 6 tuổi tử vong. Đối tượng chiếm đoạt gần 3,5 tỉ đồng ra đầu thú

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Post

Tay chân lạnh: Do người yếu hay bệnh gì?

Tìm hiểu về loại bàn ghế gỗ Muồng đen trên thị trường. Cây gỗ muồng đen, có tốt không, gỗ muồng đen để làm gì ?

Tour C491i Da Lat Gia Ve 1

[Update] bảng giá vé tham quan Đà Lạt 2021, vé vào cổng và trò chơi

Category

  • Ẩm Thực Tây Nguyên
  • Công Nghệ
  • Du Lịch Tây Nguyên
  • Khám Phá Tây Nguyên
  • Kinh Doanh
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Thời Trang Tây Nguyên
  • Tin Đắk Lắk
  • Tin Đắk Nông
  • Tin Gia Lai
  • Tin Lâm Đồng
  • Tin tức
  • TOP
  • Văn Hóa Tây Nguyên

Tags

check in tại Việt Nam chè bưởi đà lạt du lịch đà lạt du lịch đà lạt 2 ngày 1 đêm du lịch đà lạt 3 ngày 2 đêm du lịch đà lạt 2019 du lịch đà lạt giá rẻ du lịch đà lạt tháng 12 du lịch đà lạt tự túc Giới thiệu tây nguyên Hồ T’Nưng Khu du lịch Lá Phong Đà Lạt Lịch sử Tây nguyên muối kiến vàng muối kiến vàng a lý muối kiến vàng bao nhiêu tiền muối kiến vàng chấm gì muối kiến vàng cách làm muối kiến vàng gia lai muối kiến vàng giá bao nhiêu muối kiến vàng hà nội muối kiến vàng là gì muối kiến vàng mua ở đâu muối kiến vàng phú yên muối kiến vàng tphcm mì cay 3 ngon đà lạt mì cay ngon nhất đà lạt mì cay ngon đà lạt mì cay ngon ở đà lạt mì cay đà lạt ở đâu ngon Nấc thang lên thiên đường nấc thang lên thiên đường bilutv nấc thang lên thiên đường bằng kiều nấc thang lên thiên đường hội an nấc thang lên thiên đường lyric nấc thang lên thiên đường thuyết minh nấc thang lên thiên đường trọn bộ nấc thang lên thiên đường tập 9 nấc thang lên thiên đường đà lạt Pháp luật quán mì cay ngon ở đà lạt sầu riêng thác Hang Én Tây nguyên ở đâu địa chỉ chè bưởi đà lạt

Chuyên Trang Quảng Bá Văn Hóa – Du Lịch – Ẩm Thực – Con Người… TÂY NGUYÊN

Liên kết
  • Dịch vụ
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Công ty
Quy định & chính sách
  • Về chúng tôi
  • Quy định pháp lý
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền thông tin
Liên hệ hơp tác
  • Hotline: 098.2222.874
  • Email: gialai.me@gmail.com
  • Liên hệ quảng cáo: 098.2222.874
  • Tầng 2, 240 Phan Đăng Lưu - Gia Lai
Hệ sinh thái Website
  • Website: Chợ Gia Lai - Chogialai.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Báo Mới Gia Lai - Baomoigialai.vn
  • Website: Người Gia Lai - Nguoigialai.vn
Hệ sinh thái Website
  • Website: Kênh 81 - Kenh81.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Địa điểm Gia Lai - Diadiemgialai.vn
  • Website: Người Tây Nguyên - Nguoitaynguyen.vn

© 2021 Gia Lai.Me

Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Blog
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Gia Lai
  • Kon Tum
  • Lâm Đồng
  • Trang chủ

© 2021 Người Tây Nguyên - Website đang chạy thử nghiệm.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In