Người Tây Nguyên
BOOK bài pr
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Người Tây Nguyên
BOOK bài pr
Plugin Install : Cart Icon need WooCommerce plugin to be installed.
Người Tây Nguyên
BOOK bài pr
Không kết quả
Xem tất cả kết quả

Niềm vui từ công trình “Nước ngọt vùng biên“. Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

admin bởi admin
4 năm trước đây
trong Chưa phân loại
282 8
0
139
Chia sẻ
1.3k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Tin mới

Cho Da Lat Co Gi 1

Bật mí cách chụp hình cực chất ở Chợ Đà Lạt view HongKong

Harizon Coffee O Da Lar 1

” Đột nhập ” ngay quán Horizon coffee đang gây bão cấp 12 tại Đà Lạt

Tour Vuon Hoa Lavender Da Lat 1

Chi tiết đường đi 2 cánh đồng hoa Lavender Đà Lạt mới với view siêu đẹp

Ve Dem O Doi Thien Phuc Duc 1024x644 1 1

Update kinh nghiệm săn mây ở Đồi Thiên Phúc Đức Đà Lạt

Bà Triệu Lệ Khánh-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh kiểm tra công trình nước sạch. Ảnh: H.P

Niềm vui từ công trình “Nước ngọt vùng biên“

Công trình “Nước ngọt vùng biên” vừa được đưa vào sử dụng tại Tiểu đoàn Huấn luyện Cơ động (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai) ở xã Ia Púch, huyện Chư Prông nhằm chia sẻ với những khó khăn trong đời sống của cán bộ, chiến sĩ nơi đây.

Tiểu đoàn Huấn luyện Cơ động được thành lập vào ngày 19-4-2006 trên cơ sở di chuyển, sáp nhập Đại đội Huấn luyện với Đội Trinh sát Đặc nhiệm (thuộc Phòng Tham mưu trước đây) và Đại đội 1 Cơ động. Từ năm 2006 đến tháng 12-2017, đơn vị đóng quân tại thôn Chư Bồ 2, xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Từ đầu năm 2018, đơn vị chuyển vào khu vực đóng quân mới thuộc xã Ia Púch, là địa bàn có thời tiết vô cùng khắc nghiệt, nắng nóng liên tục kéo dài. Tại vị trí đóng quân mới, cơ sở vật chất của đơn vị còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nguồn nước sinh hoạt khan hiếm. Cả đơn vị chỉ có 1 giếng khoan với trữ lượng bơm khoảng 3 m3/ngày, chỉ đủ phục vụ nấu ăn cho bộ đội; nguồn nước sinh hoạt phục vụ tắm, giặt, tăng gia sản xuất phải khắc phục bằng cách lấy nước suối cách đơn vị khoảng 500 m. “Bộ đội thường xuyên thiếu nguồn nước sinh hoạt, nhất là thời điểm đầu mùa mưa, nước suối vẩn đục, mất vệ sinh”-Thượng tá Nguyễn Thanh Quảng-Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Huấn luyện Cơ động-cho biết.

Chia sẻ với những khó khăn ấy của cán bộ, chiến sĩ vùng biên, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã khảo sát và đầu tư công trình nước sạch tại Tiểu đoàn Huấn luyện Cơ động với kinh phí 500 triệu đồng do Hội đồng quản lý Quỹ “Vì biển đảo quê hương-Vì tuyến đầu Tổ quốc” TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ. Sau gần 3 tháng thi công, các hạng mục: 2 bể chứa nước ngầm nửa chìm nửa nổi, mỗi bể dung tích 70 m3 bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ; đường ống thu nước từ 2 nhà chỉ huy và nhà ở chiến sĩ; 2 máy bơm tự hút đầu gang 3HP cung cấp cho toàn đơn vị… đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng.

Tại lễ bàn giao, ông Đinh Ngọc Hải-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh-khẳng định: “Công trình nước sạch tại Tiểu đoàn Huấn luyện Cơ động hoàn thành đúng thiết kế, đảm bảo về chất lượng và tiến độ đề ra, có ý nghĩa hết sức thiết thực, giúp cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị có nguồn nước đảm bảo trong sinh hoạt, đặc biệt là vào mùa nắng hạn”. Bà Triệu Lệ Khánh-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh cũng hy vọng cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Huấn luyện Cơ động phát huy hiệu quả công trình này, đáp ứng nhu cầu nước sạch phục vụ đời sống, sinh hoạt nơi đơn vị đóng chân.

Quỹ “Vì biển đảo quê hương-Vì tuyến đầu Tổ quốc” được thành lập từ năm 2009 với mục đích phát động chương trình “Nước sạch vùng biên” để phục vụ cán bộ, chiến sĩ các tỉnh thành, đồng thời hỗ trợ bà con nhân dân vùng lân cận. Đến nay, chương trình đã được thực hiện tại 12 địa phương, kinh phí thực hiện mỗi công trình là 500 triệu đồng. Trong năm 2019, chương trình tiếp tục được thực hiện tại 6 tỉnh khu vực biên giới phía Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn.

“Với mục tiêu hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ và bà con khu vực nơi đơn vị đóng chân có nguồn nước sạch sử dụng, chúng tôi rất vui khi công trình hoàn thành, qua đó góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia”-bà Triệu Lệ Khánh cho biết thêm.

Theo Baogialai.com.vn

Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

“Toàn xã có 80 hội viên tham gia sinh hoạt tại 6 chi hội. Hiện tại, xã không còn hội viên nghèo; số hội viên khá, giàu chiếm khoảng 55%”-ông Đoàn Xuân Thu-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Trà Đa (TP. Pleiku) cho biết.

Cựu chiến binh Phạm Ngọc Bốn (thôn 4, xã Trà Đa, TP. Pleiku) cho cá ăn. Ảnh: P.D
Ông Đoàn Xuân Thu-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Trà Đa: Hội viên cựu chiến binh trên địa bàn không chỉ chăm lo phát triển kinh tế mà còn tích cực tham gia các phong trào tại địa phương, đóng góp các nguồn quỹ để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn, hoạn nạn, qua đó khơi dậy tinh thần đoàn kết, gắn bó tình đồng chí, đồng đội.

Dẫn chúng tôi xuống tham quan mô hình vườn-ao-chuồng của vợ chồng hội viên cựu chiến binh Phạm Ngọc Bốn-Phùng Thị Thụy ở thôn 4, ông Đoàn Xuân Thu giới thiệu: “Mô hình này không mang lại thu nhập tiền tỷ mỗi năm, song để làm được như vợ chồng cựu chiến binh Phạm Ngọc Bốn không hề dễ. Bởi vì họ bắt tay vào phát triển kinh tế khi cả hai đều đã trên 60 tuổi!”.

Lúc chúng tôi tới, ông Bốn đang dầm mình dưới nước trút từng bao thức ăn ra hồ cho cá, còn bà Thụy thì lụi cụi trong khu chăn nuôi vịt trời để nhặt trứng. Năm 2007, khi đang là công an viên, ông Bốn đã hợp tác cùng một số hội viên cựu chiến binh của xã thuê lại diện tích mặt hồ thủy lợi Trà Đa để nuôi cá. Thời gian đầu, mọi người chỉ tập trung thả cá trắm, cá rô phi, đến cuối năm thì thu hoạch một lần. Được vài năm, mọi người rút lui do thấy việc nuôi cá không mang lại hiệu quả như mong muốn. Nhìn hồ nước bỏ hoang, ông Bốn không đành lòng. Đầu năm 2010, vợ chồng ông quyết định thuê lại hồ thủy lợi trước sự “bán tín bán nghi” của nhiều người. Sau đó, ông bà dựng 1 căn nhà nhỏ ven hồ để tiện quán xuyến công việc. Cũng từ đó, hồ thủy lợi Trà Đa được người dân gọi bằng cái tên “hồ ông Bốn”. Thay vì chỉ tập trung thả 1 loại cá và thả 1 lần trong năm, ông Bốn chọn cách thả gối đầu từng đợt. Ông cũng khảo sát nhu cầu thị trường để thả nhiều loại cá, như: cá lăng, thác lác, bống tượng, trắm đen, cá chình… “Hiện tại, mỗi tháng, gia đình tôi cung cấp ra thị trường khoảng 4-5 tạ cá. Mới đây, gia đình đã đầu tư làm thêm vài chiếc chòi nhỏ ven hồ để đáp ứng nhu cầu câu cá thư giãn của người dân trong vùng”-ông Bốn cho hay.

Cùng với việc nuôi cá, vợ chồng ông Bốn còn tranh thủ thời gian nhàn rỗi cải tạo diện tích đất xung quanh hồ để trồng 2 sào chanh dây và quây lưới nuôi vịt trời. Năm 2016, ông Bốn lặn lội ra tận tỉnh Bắc Giang để mua 300 con vịt trời với số tiền 60 triệu đồng. Nhờ áp dụng chăn nuôi đúng quy trình, chỉ vài tháng sau, đàn vịt trời của gia đình ông đã tăng lên 4.000 con… Hiện tại, khu chăn nuôi của gia đình ông luôn duy trì khoảng 300 con vịt đẻ và khoảng 3.000 con vịt thịt cung cấp cho thị trường. Nói về nguồn thu của gia đình, cựu chiến binh 76 tuổi này khiêm tốn: “Trừ chi phí, mỗi năm vợ chồng tôi thu khoảng 200-300 triệu đồng. Nhưng điều đáng mừng là từ khi gia đình tôi chuyển ra đây sống, tình trạng đuối nước đã được hạn chế đáng kể và khu vực này cũng không còn là nơi tụ tập gây mất an ninh trật tự như trước”.

Cách hồ ông Bốn không xa là trang trại cà phê, hồ tiêu rộng hơn 12 ha của gia đình hội viên Nguyễn Văn Thiện (cùng thôn). Vẫn nguyên bộ đồ lao động trên người, ông Thiện bộc bạch: “Diện tích thực của gia đình chỉ khoảng 8 ha; số còn lại là diện tích cà phê gia đình nhận quản lý cho người ta từ những ngày đầu vào Gia Lai lập nghiệp đến nay”. Với hơn 60 triệu đồng tiền vốn, năm 2000, khi vừa đặt chân đến Gia Lai, vợ chồng ông Thiện đã mua lại 8 sào cà phê để canh tác. Ngoài chăm sóc diện tích cà phê của gia đình, ông bà còn nhận 4,5 ha cà phê của người dân xung quanh để chăm sóc, đến cuối năm thu hoạch thì trả bằng cà phê nhân. Cứ 1 ha cà phê nhận khoán, mỗi năm ông Thiện trả 1,3-1,5 tấn cà phê nhân. Nhờ cần cù lao động, ông Thiện đã từng bước mở rộng diện tích đất sản xuất của gia đình. “Hiện tại, gia đình tôi quản lý 14 vườn, mỗi vườn cách nhau 300-500 m, vườn xa nhất cách 1,2 km, lợi nhuận hàng năm khoảng 800 triệu đồng. Trang trại của gia đình duy trì khoảng 10 lao động thường xuyên, vào ngày mùa thì tăng lên 30-40 lao động”-ông Thiện cho hay.

Theo Baogialai.com.vn

XEM THÊM : Lặng thầm vì bình yên Phố núi. Tai nạn giao thông khiến 2 người bị thương

Chia sẻ56Tweet35Pin13

Liên quanBài viết

Cho Da Lat Co Gi 1

Bật mí cách chụp hình cực chất ở Chợ Đà Lạt view HongKong

Harizon Coffee O Da Lar 1

” Đột nhập ” ngay quán Horizon coffee đang gây bão cấp 12 tại Đà Lạt

Tour Vuon Hoa Lavender Da Lat 1

Chi tiết đường đi 2 cánh đồng hoa Lavender Đà Lạt mới với view siêu đẹp

Ve Dem O Doi Thien Phuc Duc 1024x644 1 1

Update kinh nghiệm săn mây ở Đồi Thiên Phúc Đức Đà Lạt

Xem thêm
Bài tiếp
Con Nưa là con gì và con Nưa khác con trăn thế nào. Loài rắn khổng lồ có tên “Nưa 9 lỗ mũi” với độc tố nguy hiểm

Niềm mong cuối của đại gia Cao Toàn Mỹ sau cuộc đấu với Phương Nga. Bạn hoa hậu Phương Nga ‘đòi’ công an TP.HCM 2,5 tỉ đồng

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Post

Chư Pưh: Nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác xã

Tp Pleiku: Bắt quả tang đôi nam nữ có hành vi mua bán trái phép chất ma tuý, Chư Pưh: Cố ý gây thương tích, lãnh án 2 năm tù

Gia Lai: Hơn 1.000 học sinh thi vào lớp 10 Trường chuyên Hùng Vương, Gần 300 người lao động Binh đoàn 15 tham gia hiến máu tình nguyện

Cách khử mùi tỏi khó chịu trong hơi thở hiệu quả

Category

  • Ẩm Thực Tây Nguyên
  • Công Nghệ
  • Du Lịch Tây Nguyên
  • Khám Phá Tây Nguyên
  • Kinh Doanh
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Thời Trang Tây Nguyên
  • Tin Đắk Lắk
  • Tin Đắk Nông
  • Tin Gia Lai
  • Tin Lâm Đồng
  • Tin tức
  • TOP
  • Văn Hóa Tây Nguyên

Tags

check in tại Việt Nam chè bưởi đà lạt du lịch đà lạt du lịch đà lạt 2 ngày 1 đêm du lịch đà lạt 3 ngày 2 đêm du lịch đà lạt 2019 du lịch đà lạt giá rẻ du lịch đà lạt tháng 12 du lịch đà lạt tự túc Giới thiệu tây nguyên Hồ T’Nưng Khu du lịch Lá Phong Đà Lạt Lịch sử Tây nguyên muối kiến vàng muối kiến vàng a lý muối kiến vàng bao nhiêu tiền muối kiến vàng chấm gì muối kiến vàng cách làm muối kiến vàng gia lai muối kiến vàng giá bao nhiêu muối kiến vàng hà nội muối kiến vàng là gì muối kiến vàng mua ở đâu muối kiến vàng phú yên muối kiến vàng tphcm mì cay 3 ngon đà lạt mì cay ngon nhất đà lạt mì cay ngon đà lạt mì cay ngon ở đà lạt mì cay đà lạt ở đâu ngon Nấc thang lên thiên đường nấc thang lên thiên đường bilutv nấc thang lên thiên đường bằng kiều nấc thang lên thiên đường hội an nấc thang lên thiên đường lyric nấc thang lên thiên đường thuyết minh nấc thang lên thiên đường trọn bộ nấc thang lên thiên đường tập 9 nấc thang lên thiên đường đà lạt Pháp luật quán mì cay ngon ở đà lạt sầu riêng thác Hang Én Tây nguyên ở đâu địa chỉ chè bưởi đà lạt

Chuyên Trang Quảng Bá Văn Hóa – Du Lịch – Ẩm Thực – Con Người… TÂY NGUYÊN

Liên kết
  • Dịch vụ
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Công ty
Quy định & chính sách
  • Về chúng tôi
  • Quy định pháp lý
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền thông tin
Liên hệ hơp tác
  • Hotline: 098.2222.874
  • Email: gialai.me@gmail.com
  • Liên hệ quảng cáo: 098.2222.874
  • Tầng 2, 240 Phan Đăng Lưu - Gia Lai
Hệ sinh thái Website
  • Website: Chợ Gia Lai - Chogialai.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Báo Mới Gia Lai - Baomoigialai.vn
  • Website: Người Gia Lai - Nguoigialai.vn
Hệ sinh thái Website
  • Website: Kênh 81 - Kenh81.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Địa điểm Gia Lai - Diadiemgialai.vn
  • Website: Người Tây Nguyên - Nguoitaynguyen.vn

© 2021 Gia Lai.Me

Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Blog
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Gia Lai
  • Kon Tum
  • Lâm Đồng
  • Trang chủ

© 2021 Người Tây Nguyên - Website đang chạy thử nghiệm.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In