Người Tây Nguyên
BOOK bài pr
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Người Tây Nguyên
BOOK bài pr
Plugin Install : Cart Icon need WooCommerce plugin to be installed.
Người Tây Nguyên
BOOK bài pr
Không kết quả
Xem tất cả kết quả

Phú Thiện: Tăng thu nhập từ liên kết sản xuất rau sạch,Bỏ lên núi trồng 6 trại nấm, lãi ròng 600 triệu đồng mỗi năm

admin bởi admin
4 năm trước đây
trong Chưa phân loại
285 6
0
139
Chia sẻ
1.3k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Tin mới

Cho Da Lat Co Gi 1

Bật mí cách chụp hình cực chất ở Chợ Đà Lạt view HongKong

Harizon Coffee O Da Lar 1

” Đột nhập ” ngay quán Horizon coffee đang gây bão cấp 12 tại Đà Lạt

Tour Vuon Hoa Lavender Da Lat 1

Chi tiết đường đi 2 cánh đồng hoa Lavender Đà Lạt mới với view siêu đẹp

Ve Dem O Doi Thien Phuc Duc 1024x644 1 1

Update kinh nghiệm săn mây ở Đồi Thiên Phúc Đức Đà Lạt

Các hội viên tham quan vườn rau sạch của bà Bùi Thị Thúy (tổ 13, thị trấn Phú Thiện).

Phú Thiện: Tăng thu nhập từ liên kết sản xuất rau sạch

Sau gần 2 năm tham gia mô hình “Tổ liên kết sản xuất rau sạch” do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Phú Thiện triển khai, thu nhập của 10 gia đình hội viên, phụ nữ tổ 13 (thị trấn Phú Thiện) ngày một nâng cao, góp phần cải thiện cuộc sống.

Dẫn chúng tôi ra thăm vườn rau của gia đình, bà Bùi Thị Thúy-thành viên tổ liên kết cho hay-gia đình bà vừa thu hoạch được 8 tạ rau cải các loại trên một nửa diện tích gieo trồng (1/2 sào), bán cho thương lái được trên 3,2 triệu đồng. “Trước đây, khi chưa tham gia tổ liên kết sản xuất, đầu ra sản phẩm rau của gia đình khá bấp bênh. Từ khi tham gia tổ liên kết, nhờ áp dụng các kỹ thuật trồng rau sạch nên người dân tin tưởng và mua nhiều hơn. Không chỉ bà con trong tổ thường xuyên tới mua, rau nhà tôi còn được thương lái đến thu mua tại vườn. Tuy chỉ canh tác trên diện tích 1/2 sào nhưng mỗi tháng gia đình thu 3-4 triệu đồng”-bà Thúy chia sẻ.

Tương tự, từ khi tham gia tổ liên kết và áp dụng các kiến thức trồng rau sạch, lượng khách đến thu mua tại vườn rau của gia đình bà Đoàn Thị Hằng cũng tăng lên đáng kể. Bà Hằng cho biết, gia đình bà có 1,8 sào đất vườn nhưng trước đó bà chỉ trồng các loại rau cải trên diện tích gần 1 sào.

Từ khi tham gia tổ liên kết trồng rau sạch, nhận thấy đầu ra sản phẩm ổn định và giá cả cao hơn so với trước, bà Hằng đã cải tạo diện tích còn lại để trồng rau. Nhờ đó, sau khi trừ chi phí, mỗi tháng gia đình bà thu 6-7 triệu đồng. “Nhờ trồng rau sạch, tôi đã tiết kiệm được 130 triệu đồng. Cộng với tiền thu hoạch từ bán lúa, tôi mua thêm được 300 m2 đất để mở rộng diện tích trồng rau và 3 sào ruộng”-bà Hằng vui vẻ cho hay.

Bà Võ Hoàng Lan-Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Thiện: Mục đích của việc thành lập “Tổ liên kết sản xuất rau sạch” là để các hội viên được chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đầu ra sản phẩm nhằm tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Từ hiệu quả mô hình này, thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng trên địa bàn huyện.

Cùng tham gia trong tổ liên kết sản xuất rau, mỗi tháng bà Lê Thị Hạnh-Tổ trưởng cũng thu được 7-10 triệu đồng. Bà Hạnh cho biết, gia đình bà có truyền thống trồng rau hơn 20 năm nay. Với diện tích 1,5 sào tham gia tổ liên kết, từ năm 2017 đến nay cứ mùa nào trồng thứ ấy, trung bình mỗi năm sau khi trừ chi phí gia đình thu trên 70 triệu đồng.

Từ số tiền này, cộng với tiền thu hoạch từ 2 ha lúa, bà sắm sửa được các vật dụng sinh hoạt trong gia đình như: tủ lạnh, ti vi và mua thêm đất sản xuất. “Bà Hạnh chia sẻ kinh nghiệm: “Trồng rau sạch là phải cải tạo đất thật kỹ bằng cách đổ đất màu lên trên, sau đó, trộn với phân vi sinh và vôi rồi phơi nắng khoảng 15 ngày để xử lý các mầm bệnh. Chính vì vậy, vườn rau của tôi ít khi bị sâu bệnh. Nếu rau bị bệnh thì nên phun thuốc sinh học và chỉ thu hoạch sau 15 ngày”.

Cũng theo bà Hạnh, mô hình “Tổ liên kết sản xuất rau sạch” được thành lập từ năm 2017 với sự tham gia của 10 hộ hội viên tổ 13 trên diện tích gần 1 ha. Tham gia tổ liên kết, các tổ viên được hỗ trợ vay 5 triệu đồng không tính lãi để đầu tư cải tạo đất, mua phân bón, giống; đồng thời tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật. Hàng tháng, tổ liên kết  tổ chức họp để các tổ viên chia sẻ kinh nghiệm.

Đặc biệt, Hội LHPN thị trấn đã phối hợp với Câu lạc bộ Nữ tiểu thương thị trấn hỗ trợ thu mua rau nên đầu ra sản phẩm luôn ổn định. Cũng nhờ khi tham gia mô hình, đến nay 2 hộ nghèo trong tổ đã thoát nghèo; diện tích canh tác của tổ được mở rộng lên 1,5 ha; thu nhập của các hộ tăng 3-5 triệu đồng/tháng so với trước đây.

Trao đổi với P.V, bà Trần Thị Mỹ-Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Phú Thiện-cho biết: Qua theo dõi, các hội viên trong “Tổ liên kết sản xuất rau sạch” đều trồng rau đúng kỹ thuật để đảm bảo nguồn an toàn, nhờ đó đã tạo được uy tín đối với người tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho hội viên. “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với ngành chức năng tổ chức cho hội viên tham gia tập huấn kỹ thuật; vận động các tổ viên đóng cổ phần tham gia “Hợp tác xã rau an toàn” của thị trấn Phú Thiện để đảm bảo đầu ra sản phẩm ổn định hơn”-bà Mỹ cho hay.

Theo Baogialai.com.vn

Bỏ lên núi trồng 6 trại nấm, lãi ròng 600 triệu đồng mỗi năm

Sau 5 năm đặt chân đến thôn Châu Giang (xã Hneng, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Trọng Hiệp đã gầy dựng được 6 trại nấm quy mô lớn, đều đặn hàng năm cho lợi nhuận hơn 600 triệu đồng.

Ông Hiệp cho biết, gia đình ông có kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề trồng nấm. Nghề này rất phù hợp với những vùng có thời tiết mát mẻ. Vì vậy, năm 2014, sau chuyến lên Gia Lai thăm người quen, ông đã quyết định chọn mảnh đất này làm nơi phát triển nghề trồng nấm vì điều kiện thời tiết khá lý tưởng.

“Gia đình tôi gắn bó với nghề trồng nấm từ năm 1997. Lúc đó, quy mô các trại nấm của gia đình ở Đồng Nai lớn hơn đây rất nhiều. Nhưng do thị trường cạnh tranh gay gắt nên xét về hiệu quả kinh tế thì không bằng bây giờ”-ông Hiệp nói.

Ông Hiệp kiểm tra trại nấm của gia đình.

Dẫn chúng tôi tham quan các trại nấm, ông Hiệp cho biết, trên diện tích 5 ha đất sản xuất của gia đình, ngoài trồng cao su và cà phê, ông dành khoảng 12.000 m2 xây dựng 6 trại nấm, khu vực nhà lò, khu vực vào bịch và ủ nấm. Tổng kinh phí đầu tư cho mô hình trồng nấm là 1 tỷ đồng. Trong 6 trại nấm, ông Hiệp trồng 4 loại nấm gồm: nấm mèo (mộc nhĩ), nấm sò (cả trắng và xám), nấm rơm, nấm bào ngư với tổng cộng khoảng 120.000 bịch.

Do có diện tích sản xuất lớn nên mỗi trại nấm được ông Hiệp xây dựng với khoảng cách nhất định để đảm bảo độ thoáng, tránh lây lan bệnh trên cây nấm.

Về kinh nghiệm trồng nấm, ông Hiệp cho biết: “Mỗi lần thu hoạch nấm xong, tôi phải làm vệ sinh sạch sẽ phần miệng bịch, rồi dùng nắp đậy bịt đầu bịch lại để hãm sự sinh trưởng của các tai nấm. Nếu không làm vậy, nấm sẽ tiếp tục ra đến khi hết chu kỳ của một bịch phôi nấm, mà cây nấm lại không to, năng suất thấp. Do đó, quá trình nuôi phôi, thu hoạch phụ thuộc phần lớn vào kinh nghiệm cũng như kỹ thuật của người trồng”.

“Nấm rất dễ nhiễm bệnh nên khu vực trồng phải đặt cách xa khu dân cư và khu chăn nuôi gia súc để tránh các loại vi khuẩn xâm nhập. Trồng nấm đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm. Một số hộ trong vùng cũng đến học hỏi kinh nghiệm rồi về xây trại trồng nấm nhưng sau một thời gian phải ngậm ngùi bán trại vì nấm bị nhiễm bệnh, thu hoạch không đạt, hiệu quả kinh tế không cao”-ông Hiệp cho hay.

Cũng theo ông Hiệp, nhu cầu tiêu thụ nấm sạch trên địa bàn tỉnh rất lớn. Do đó, ngay từ khi bắt đầu sản xuất, ông đã chọn hướng trồng nấm theo quy trình sinh học để cho ra các sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, để tạo nguồn hàng ổn định và liên tục cho thương lái, trại nấm của ông sản xuất kiểu gối đầu từng đợt.

Với các loại nấm bào ngư, nấm sò, từ lúc treo bịch đến khi thu hoạch xong khoảng 5 tháng. Sau khi thu hoạch, các bịch nấm được gỡ xuống để khử trùng trại rồi tiếp tục quay vòng sản xuất. Để tận dụng nguyên liệu là các bịch nấm đã thu hoạch xong, ông Hiệp tiếp tục ủ làm nấm rơm.

“So với các loại nấm khác, nấm rơm có chi phí đầu tư thấp nhưng giá bán lại cao hơn rất nhiều. Hiện tại, giá nấm rơm tôi bán khoảng 120 ngàn đồng/kg. Thị trường tiêu thụ loại này rất mạnh nên gần như cung không đủ cầu”-ông Hiệp cho hay.

Được biết, toàn bộ lượng nấm thu hoạch, ông Hiệp xuất bán tại trại cho thương lái để đem đi tiêu thụ ở các chợ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Cứ quay vòng 1 năm 2 vụ (5 tháng/vụ), trung bình mỗi năm, 6 trại nấm của ông Hiệp cho thu hoạch khoảng 40 tấn nấm tươi các loại, sau khi trừ hết chi phí còn lãi hơn 600 triệu đồng.

Nói về trại nấm của ông Hiệp, ông Vũ Văn Lượng-Trưởng thôn Châu Giang-nhận xét: Bên cạnh việc đem lại nguồn thu lớn hàng năm cho gia đình, trại nấm của ông Hiệp còn tạo việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương, trong đó có 5 lao động thường xuyên với mức lương 6-8 triệu đồng/người/tháng. Đây là một trong những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao để người dân trên địa bàn học hỏi làm theo, từ đó phát triển kinh tế gia đình.

Theo Danviet.vn

XEM THÊM : Niềm tin Vào chanh dây khi cây hồ tiêu chết hàng loạt

Chia sẻ56Tweet35Pin13

Liên quanBài viết

Cho Da Lat Co Gi 1

Bật mí cách chụp hình cực chất ở Chợ Đà Lạt view HongKong

Harizon Coffee O Da Lar 1

” Đột nhập ” ngay quán Horizon coffee đang gây bão cấp 12 tại Đà Lạt

Tour Vuon Hoa Lavender Da Lat 1

Chi tiết đường đi 2 cánh đồng hoa Lavender Đà Lạt mới với view siêu đẹp

Ve Dem O Doi Thien Phuc Duc 1024x644 1 1

Update kinh nghiệm săn mây ở Đồi Thiên Phúc Đức Đà Lạt

Xem thêm
Bài tiếp

Không thể lấy lý do mưu sinh để biện minh cho hành vi chở hàng cồng kềnh gây nguy hiểm cho mạng sống người khác.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Post

Bài thuốc chữa đau nhức đầu

Gia Lai: Tịch thu 701 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu, hết hạn sử dụng

Cần phải lưu ý gì khi kiểm tra sổ đỏ, sổ hồng nhà đất?

Category

  • Ẩm Thực Tây Nguyên
  • Công Nghệ
  • Du Lịch Tây Nguyên
  • Khám Phá Tây Nguyên
  • Kinh Doanh
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Thời Trang Tây Nguyên
  • Tin Đắk Lắk
  • Tin Đắk Nông
  • Tin Gia Lai
  • Tin Lâm Đồng
  • Tin tức
  • TOP
  • Văn Hóa Tây Nguyên

Tags

check in tại Việt Nam chè bưởi đà lạt du lịch đà lạt du lịch đà lạt 2 ngày 1 đêm du lịch đà lạt 3 ngày 2 đêm du lịch đà lạt 2019 du lịch đà lạt giá rẻ du lịch đà lạt tháng 12 du lịch đà lạt tự túc Giới thiệu tây nguyên Hồ T’Nưng Khu du lịch Lá Phong Đà Lạt Lịch sử Tây nguyên muối kiến vàng muối kiến vàng a lý muối kiến vàng bao nhiêu tiền muối kiến vàng chấm gì muối kiến vàng cách làm muối kiến vàng gia lai muối kiến vàng giá bao nhiêu muối kiến vàng hà nội muối kiến vàng là gì muối kiến vàng mua ở đâu muối kiến vàng phú yên muối kiến vàng tphcm mì cay 3 ngon đà lạt mì cay ngon nhất đà lạt mì cay ngon đà lạt mì cay ngon ở đà lạt mì cay đà lạt ở đâu ngon Nấc thang lên thiên đường nấc thang lên thiên đường bilutv nấc thang lên thiên đường bằng kiều nấc thang lên thiên đường hội an nấc thang lên thiên đường lyric nấc thang lên thiên đường thuyết minh nấc thang lên thiên đường trọn bộ nấc thang lên thiên đường tập 9 nấc thang lên thiên đường đà lạt Pháp luật quán mì cay ngon ở đà lạt sầu riêng thác Hang Én Tây nguyên ở đâu địa chỉ chè bưởi đà lạt

Chuyên Trang Quảng Bá Văn Hóa – Du Lịch – Ẩm Thực – Con Người… TÂY NGUYÊN

Liên kết
  • Dịch vụ
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Công ty
Quy định & chính sách
  • Về chúng tôi
  • Quy định pháp lý
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền thông tin
Liên hệ hơp tác
  • Hotline: 098.2222.874
  • Email: gialai.me@gmail.com
  • Liên hệ quảng cáo: 098.2222.874
  • Tầng 2, 240 Phan Đăng Lưu - Gia Lai
Hệ sinh thái Website
  • Website: Chợ Gia Lai - Chogialai.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Báo Mới Gia Lai - Baomoigialai.vn
  • Website: Người Gia Lai - Nguoigialai.vn
Hệ sinh thái Website
  • Website: Kênh 81 - Kenh81.vn
  • Website: Tinh Gia Lai - Tinhgialai.vn
  • Website: Địa điểm Gia Lai - Diadiemgialai.vn
  • Website: Người Tây Nguyên - Nguoitaynguyen.vn

© 2021 Gia Lai.Me

Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Blog
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Gia Lai
  • Kon Tum
  • Lâm Đồng
  • Trang chủ

© 2021 Người Tây Nguyên - Website đang chạy thử nghiệm.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In